nước chứa trứng (trường hợp thụ tinh ngoài) tinh trùng thường dính lại với
nhau và đính với trứng. Thường thì tinh trùng của một loài động vật không
dính vào và không xâm nhập vào trứng của loài khác.
b) Lý thuyết về sự thụ tinh
- Lý thuyết của F. Lilli:
Cách đây khoảng 50 năm, F. Lilli cho rằng: chất gây ngưng kết ferlitizin
lấy ra từ “nước trứng” là một chất đa cực và mỗi khu vực của phân tử của
nó chỉ liên kết với một tinh trùng. Ferlitizin chứa trong màng keo của trứng
bình thường chỉ gây ngưng kết tinh trùng cùng loài, có dẫn liệu cho rằng
ferlitizin cũng có ở màng sinh chất của trứng và tác động như là thụ thể của
antiferlitizin - một protein axit nằm trên bề mặt tinh trùng.
Sự kết hợp ferlitizin và antiferlitizin đã đảm bảo cho tinh trùng bắt dính
vào trứng và có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình thụ tinh. Phản ứng giữa
2 phân tử được xem như kiểu phản ứng “khóa - chìa khóa” giữa kháng
nguyên và kháng thể. Mặc dù giả thuyết này đã chứng minh sự tồn tại của
một vài ferlitizin đặc trưng cho các loài khác nhau, nhưng những dẫn liệu về
antiferlitizin lại chưa rõ lắm. Chính vì vậy, giả thuyết về sự tương tác của
hai chất ferlitizin và antiferlitizin chưa thể giải thích được triệt để hiện
tượng quan trọng nhất của quá trình thụ tinh trên mọi nhóm động vật khác
nhau.
- Một số giả thuyết khác:
Đa số các trứng động vật được bao quanh bởi màng vỏ ở bên ngoài màng
sinh chất của trứng (màng keo của trứng cầu gai và vùng sáng của trứng
động vật có vú). Do đó, khi đính vào mặt ngoài trứng, tinh trùng phải xuyên
qua những màng vỏ bao quanh trứng. Phần lớn động vật, tinh trùng của
chúng không được trang bị một cấu trúc đặc biệt nào để có thể đảm bảo cho
nó chui qua được các màng này. Đối với một số động vật, sợi thể đỉnh của
tinh trùng đủ cứng để xuyên qua các màng tới trứng.
Tinh trùng của các loài có xương sống và không xương sống khác nhau
chứa các chất có thể hòa tan màng ngoài của trứng. Các chất này có bản