chuyển electron và diễn ra nhờ phức hệ protein - enzym ATP - sintetaza
(được gọi là phức hệ Fo – F1) khu trú trong màng trong của ty thể theo cơ
chế hóa thẩm thấu.
Hình 1.7. Các thành phần của chuỗi hô hấp được định vị trên màng trong
của ty thể
- Sự tổng hợp ATP. Cơ chế hóa thẩm thấu:
Sự tổng hợp ATP được kèm theo chuỗi chuyền electron nhờ phức hệ ATP
- sintetaza trong màng trong (màng của mào) ty thể. ATP - sintetaza hoạt
động như một bơm ion H+. Sự chuyền electron qua chuỗi tạo nên lực để
vận tải proton (H+) từ chất nền qua màng vào xoang gian màng và như vậy
đã tạo nên gradien H+ (sai khác nồng độ H+) giữa hai phía đối lập của
màng trong (giữa xoang gian màng và xoang chất nền), tức là tạo nên điện
thế màng. Lực điện thế màng này tạo nên dòng H+ từ xoang gian màng đi
xuyên qua phức hệ ATP - sintetaza vào chất nền và là động lực thúc đẩy
ATP - sintetaza hoạt động tổng hợp ATP từ ADP và P có trong chất nền. Cơ
chế này được gọi là cơ chế hóa thẩm thấu (chemiosmosis) của sự tổng hợp
ATP trong màng ty thể (được Peter Mitchell phát kiến và ông đã được giải
thưởng Nobel vào năm 1978). ATP - sintetaza là phức hệ protein gồm 2 đơn
vị cấu thành. Một đơn vị gồm nhiều polypeptit tạo thành. Một đơn vị tạo
nên cái cuống nằm trong màng trong (Fo), một đơn vị khác tạo nên cái mũ