nằm nhô ra trong xoang nền (F1) (vì vậy ATP - sintetaza được gọi là phức
hệ Fo – F1 có dạng hình nấm với kích thước khoảng 11mm). Khi có dòng
H+ đi từ xoang gian màng vào chất nền xuyên qua phần cuống tạo nên lực
làm xoay phần cuống (hoạt động như một máy rotor nano), đồng thời làm
xoay phần mũ hoạt động như một chiếc bàn xoay thu hút ADP và P liên kết
với nhau tạo nên ATP (hình 1.8).
Sơ đồ ở hình 1.8 và chỉ ra sự sản sinh ATP của đường phân, chu trình
Crep và chuỗi chuyền electron kèm theo sự tổng hợp ATP
Hình 1.8. Sơ đồ ba giai đoạn của hô hấp tế bào
1.3.2. Hiệu suất sử dụng năng lượng của hô hấp tế bào
Qua 3 quá trình: đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron
kèm theo sự tổng hợp ATP chúng ta thấy:
- Phân tử glucoz bị phân giải qua nhiều giai đoạn và năng lượng được giải
phóng đã được tích vào ATP.
- Qua đường phân tạo nên 2 ATP và 2 NADH.
- Qua chu trình Crep tạo nên 2 ATP, 8 NADH và 2 FADH2.
- Qua chuỗi chuyền electron, các electron tích trong NADH và FADH2
được chuyền qua chuỗi chuyền electron và với cơ chế hóa thẩm thấu đã tạo