SINH HỌC CƠ THỂ - Trang 60

1.4. QUANG HỢP

1.4.1. Khái niệm về quang hợp

Quang hợp là phương thức dinh dưỡng của các sinh vật có khả năng

chuyển hóa quang năng thành hóa năng tích trong các chất hữu cơ. Quang
hợp không chỉ là phương thức dinh dưỡng đặc trưng cho tảo và thực vật mà
còn có ở các vi khuẩn quang hợp và vi khuẩn lam. Các sinh vật quang hợp
là những sinh vật sản xuất và chúng cung cấp nguồn chất hữu cơ cho các
sinh vật tiêu thụ trong sinh giới.

Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp ở cây xanh như sau:

6 CO2 + 12 H2O + quang năng = C6H12O6 + 6O2+ 6H2O

trong đó chất cacbohydrat được tạo thành là glucoz. H2O có cả ở hai vế

vì tế bào sử dụng 12 phân tử H2O, nhưng lại sản sinh ra 6 phân tử H2O qua
quá trình quang hợp.

1.4.2. Sắc tố quang hợp và lục lạp

Vi khuẩn cũng như tảo và thực vật có khả năng quang hợp là nhờ có các

sắc tố quang hợp. Đối với tảo và thực vật, sắc tố quang hợp chủ yếu là chất
diệp lục có màu lục (clorophyl), ngoài ra còn có chất sắc tố vàng, da cam
(carotenoit), và sắc tố xanh mật (phicobilin). Các sắc tố chứa trong màng
tilacoit của lục lạp. Nhờ các sắc tố chứa trong lục lạp mà cây xanh có khả
năng hấp thụ ánh sáng mặt trời và chuyển hóa thành năng lượng tích trong
chất hữu cơ.

Ở vi khuẩn quang hợp, sắc tố là bacteriorodopxin, bacterioclorophyl,

hoặc bacteriopheophitin định khu trong màng sinh chất vì chúng chưa có
lục lạp. Đối với vi khuẩn lam thì hệ sắc tố clorophyl không được định khu
trong lục lạp (vì chúng không có lục lạp) mà định khu trong các màng
tilacoit là phần biến đổi của màng sinh chất, nằm rải rác trong tế bào chất.

1.4.3. Các pha của quang hợp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.