SOCRATE TỰ BIỆN - Trang 41

CHÚ THÍCH

[01]

Về tổ chức chính trị của Athènes nói chung, và tư pháp nói riêng, xem chú thích số 13

trong bài Phật và Socrate I của Phạm Trọng Luật. Phiên tòa xử Socrate thuộc hệ thống toà
án Héliée, với một hội thẩm đoàn khoảng 500 người. Sự kiện Socrate không gọi hội thẩm
đoàn là «quý tòa» ngay từ đầu có thể hàm ý vì ông chưa thể biết họ có công chính, và do
đó, có xứng đáng được gọi như thế hay không trước khi họ tuyên án.

[02]

Trong các phiên tòa mà tội vi phạm và hình thức trừng phạt chưa được quy định bởi

luật pháp đương thời như ở đây, thủ tục xử tuân theo một trình tự gồm nhiều giai đoạn. Ở
phần đầu, sau khi cáo trạng được tuyên đọc, bên nguyên phát biểu và kết thúc bằng một đề
nghị định tội, sau đó bên bị lên tiếng tự bênh vực hay đọc bài biện hộ do người khác viết,
trước khi hội thẩm đoàn bỏ phiếu quyết định có tội hay không. Ở phần sau, nếu bị cáo bị
xem là có tội, bên nguyên lại phát biểu để bênh vực hình thức trừng phạt đề nghị, bên bị
cũng được quyền lên tiếng để xin một hình thức nhẹ hơn, cuối cùng hội thẩm đoàn bỏ
phiếu lần cuối để chọn một trong hai đề nghị.

[03]

Quảng trường Agora, nơi tập trung mọi sinh hoạt công cộng của thành quốc Athènes.

[04]

Ngày xử, cả hai bên nguyên và bị cáo đều có thể mang theo nhân chứng, thân nhân và

người ủng hộ. Và những người đến nghe xử thời đó đều có thể, và thường bộc lộ tình cảm
của mình một cách công khai và ồn ào.

[05]

Ba người buộc tội Socrate là Anytos, Mélètos và Lycon. Nhà thơ Mélètos là kẻ đã thảo

và nộp đơn kiện, 2 người kia chỉ ký tên xác nhận, nghĩa là chịu chia sẻ hậu quả nếu thất bại.
Nhưng Anytos, thợ thuộc da, biện sĩ, đồng thời là một thủ lãnh của đảng dân chủ đã từng
làm đến chức tư lệnh, đã từng ra tòa và thoát án nặng nhờ hối lộ, mới thực là kẻ chủ mưu.
Lycon cũng thuộc về giới biện sĩ, nhưng ít được biết đến. Nói chung, cả 3 đã bắt tay nhau
để hãm hại Socrate, một mặt, vì hận thù tập đoàn (những kẻ sống bằng miệng lưỡi), mặt
khác, vì quyền lợi đảng phái (đảng dân chủ): kiến thức của giới biện sĩ cũng như của giới
lãnh đạo chính trị luôn luôn là đối tượng nghi ngờ, phê phán, thử thách, đôi khi giễu cợt
của triết gia.

[06]

Thời trẻ, Socrate có giao du với nhóm triết gia mà ngay nay chúng ta gọi là «tiền

Socrate», và với trường phái biện sĩ. Hai điểm đầu của cáo trạng liên hệ Socrate với nhóm
thứ nhất và điểm cuối với nhóm thứ hai, trong khi triết lý của Socrate về sau thật sự đã
hoàn toàn đoạn tuyệt, nếu không muốn nói là trái ngược với các khuynh hướng này.

[07]

Aristophane, tác giả một hài kịch mang Socrate ra giễu tựa là Mây, trong đó ông xem

Socrate như thuộc trường phái biện sĩ, có khả năng «biến các luận điệu yếu kém thành luận cứ
vững vàng»,
theo công thức trứ danh của Protagoras, song với hàm ý Socrate bênh vực mọi
điều trái với sự thực và công lý.

[08]

Mỗi phiên xử thường diễn ra suốt ngày và được chia làm 3 phần bằng nhau : 1/3 cho

bên nguyên, 1/3 cho bên bị, và phần chót để định tội, mỗi phần khoảng 2 giờ. Thời gian

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.