SOCRATE TỰ BIỆN - Trang 42

được đo lường bằng một thùng nước to thủng đáy, đóng bằng nút. Khi mỗi bên bắt đầu
nói, nút đóng được rút ra; đến lúc thùng đã chảy hết nước, diễn giả phải ngừng.

[09]

Gorgias là người ở Leontium, Prodicos ở đảo Céos, và Hippias gốc ở Elis, tất cả đều là

những người nói năng giỏi, để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng về thuật hùng biện.

[10]

Một min [mine] thời đó là 100 đrắc [drachme], và 1 đrắc là lương trung bình mỗi ngày

của tay thợ khéo. Thù lao của Evenos như vậy là 500 đrắc, gần 2 năm lương thợ.

[11]

Từ Hy Lạp được dịch là «sagesse» hay «wisdom» khởi đầu chỉ có nghĩa «hiểu biết» một

cách tổng quát. «Sage» cũng đồng nghĩa với «savant», như trong bản dịch của Luc Brisson
mà chúng tôi tham khảo thêm ở đây. Vì thế, trong bản dịch sang tiếng Việt này, chúng tôi
dùng «hiểu biết», «thông thái» hay «kiến thức» tùy trường hợp và ngữ cảnh. Chỉ từ sau
Socrate, từ «sagesse»«sage» mới chủ yếu mang ý nghĩa đạo lý mà nhiều người nay dịch là
«sự hiền minh», «nhà hiền triết» hay «người hiền».

[12]

Đền Delphes là nơi thờ một trong các vị thần tiên tri [dieu-devin] nổi tiếng nhất cổ Hy

Lạp là Apollon. Lời phán của thần qua trung gian của đồng cô rất được người đương thời
tìm hỏi, tin theo và đóng một vai trò chính trị, văn hoá quan trọng cho mãi đến thời Kitô
giáo.

[13]

Chéréphon được gọi là «công dân tốt» hay «bạn của nhân dân» vì ông ta cũng thuộc đảng

dân chủ như những kẻ buộc tội Socrate. Ông đã đóng một vai trò chính trị thực sự, bị đi
đày, và chỉ trở về Athènes được khi nền chuyên chính của ba mươi bạo chúa bị lật đổ.

[14]

Kẻ được chọn làm đồng cô khởi thủy phải là một cô gái ít hiểu biết nhưng trinh trắng

và xinh đẹp, về sau vì xảy ra chuyện một cô bị bắt cóc hay hãm hiếp, chức năng này được
giao phó cho người cao tuổi.

[15]

Đây là lời thề bình dân khá thông dụng ở Athènes thời ấy, gọi là «lời thề Rhadamante»,

có lẽ hàm chỉ Anubis, vị thần đầu chó của Ai Cập. Dùng lời thề này trong khi bị kết tội là
mang ngoại thần vào thành quốc, có lẽ Socrate muốn nói sự du nhập ngoại thần vào
Athènes đã có trước ông, và ở một mức độ rộng rãi hơn kẻ buộc tội ông có thể tưởng.

[16]

Ở đây, từ này chỉ tất cả những người làm việc bằng tay, không phân biệt như chúng ta

ngày nay hai giới nghệ sĩ và tiểu công nghệ

[17]

Đức hạnh trong ngôn ngữ của Socrate, có nghĩa là trở thành một con người và một

công dân tốt.

[18]

Bình thường, đàn ông gọi tên thần Zeus và đàn bà gọi tên nữ thần Héra khi thề thốt.

Theo nhiều tác giả, Socrate cũng hay gọi tên Héra để thề, khi hàm ý ngưỡng mộ mỉa mai.

[19]

Thời ấy, việc đọc sách to trước khán thính giả phổ biến hơn lối đọc yên lặng một mình.

Câu này, do đó, chỉ việc đọc sách công cộng trên sân khấu ở quảng trường.

[20]

Từ quỷ thần ở đây chỉ loại quyền lực nằm giữa thần và người nói chung, có khi gắn

liền với thành quốc, có khi chỉ tác động trên một cá nhân.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.