không chỉ người thường, mà ngay cả bậc Đại Đế
cũng chẳng tìm
ra bao nhiêu đâu, có thể đếm được trên đầu ngón tay. Nếu cái chết là
một giấc ngủ tương tự, tôi quả quyết nó không phải là điều bất
hạnh, bởi vì cả chuỗi thời gian vô tận dường như chỉ thu lại còn một
đêm trường.
Mặt khác, nếu cái chết là sự chuyển dời từ trú sở này sang một
cõi khác, và nếu đúng thật như người ta nói, rằng đấy là nơi hẹn hò
của bao người đã từng nghiệm trải cuộc sống trần gian, còn có thể
tưởng tượng được hạnh ngộ nào lớn hơn, thưa quý thẩm phán? Bởi
vì rốt cuộc, nếu đến cõi Hadès mà thoát khỏi tay những kẻ mệnh
danh là quan toà ở đây để gặp các vị thẩm phán đích thực, những
người được xem là luôn luôn thực thi công lý, như Minos,
Rhadamanthe và Éaque
hay như Triptolème và các vị bán thần
khác đã từng sống công chính suốt đời, thì cuộc hành trình này lại
khốn khổ đến thế hay sao? Chúng ta phải trả cái giá nào để được
đàm luận với Orphée, Musée, với Hésiode, Homère? Riêng tôi, nếu
chết mà được như thế thật, tôi sẵn sàng chết nhiều lần, nhất là nếu
được gặp Palamède, gặp Ajax con của Télamon
, và tất cả những
người thời xưa đã chết oan vì là nạn nhân của các bản án bất công!
Trò chuyện với họ, rồi so sánh những gì đã xảy ra cho họ và cho bản
thân mình, thú vị đấy chứ! Nhưng có lẽ thú vui lớn nhất của tôi, ở
đấy cũng như ở đây, vẫn lại là dùng cả đời mình vào việc chất vấn
và xem xét mọi nhân vật mà tôi gặp trên đường, để phân biệt ai là
người hiểu biết, ai là người chỉ tưởng mình thông thái mà không
thực hiểu biết. Phải trả cái giá nào, thưa quý thẩm phán, để có thể
khảo sát Agamemnon, vị tướng đã thống lãnh cả một đội quân hùng
hậu như thế để đánh thành Troie, hay Ulysse hay Sisyphe, và bao
nhân vật nam nữ khác nữa, những người mà chỉ được sống bên
cạnh, được chuyện trò với họ thôi để quan sát và tìm hiểu, cũng đã
là một đại phúc không nói hết được? Ít ra ở đấy, không ai bị kết án
tử hình vì loại hành động tương tự; bởi vì ngoài cả nghìn lợi thế đã