cho thân thể hoặc tâm hồn mà phải luyện trí và bắt hành động phải hợp với
nguyên tắc thì mới có hạnh phúc.
Chắc bạn không dám cả gan chối cãi điều đó chứ? Nếu bạn chịu nhận mà
còn không chịu bỏ ra một phần mỗi ngày để suy nghĩ kỹ lưỡng về lý trí,
nguyên tắc và hành vi thì có khác gì muốn sáng thì phải có đèn, mà bạn lại
nhất định không chịu thắp đèn không?
Bạn đừng sợ tôi sẽ bắt bạn chú ý đến nguyên tắc này, nguyên tắc nọ. Lúc
này, tôi không cần biết đến nguyên tắc của bạn ra sao. Bạn có thể có những
nguyên tắc giúp mình tin rằng cướp bóc là làm việc phải. Cái đó mặc bạn.
Tôi chỉ khẩn khoản thưa bạn rằng một đời sống không hợp với nguyên tắc
là một đòi sống ngu muội, và muốn hành động hợp với nguyên tắc thì có
mỗi một cách là mỗi ngày phải nhận xét, suy nghĩ và quyết định. Bọn trộm
cướp suốt đời buồn khổ vì nguyên tắc của chúng trái với hành vi cướp bóc.
Nếu chúng thực tâm tin rằng cướp bóc là một hành vi thiện chí thì những
năm khổ sai đối với chúng sẽ là những năm đầy hạnh phúc, tất cả những
người tuẫn tiết đều sung sướng vì hành động hợp với nguyên tắc.
Còn lý trí, nó chỉ giữ trong đời ta một chỗ nhỏ nhoi. Chúng ta ngỡ hành
động theo lý trí, trong thực tế lại hành động theo tình cảm nhiều hơn. Và
càng ít suy nghĩ bao nhiêu thì càng ít có lý trí bấy nhiêu. Lần sau, bạn có
bất bình với anh bếp vì món bò tái chín quá thì bạn bảo lý trí của bạn cứ
ngồi trong phòng làm việc của nó, để bạn lại hỏi ý kiến nó. Chắc chắn nó sẽ
bảo bạn rằng anh bếp đã vô ý, mà dẫu anh có lỗi đi nữa thì quạu với anh
cũng chẳng ích lợi gì, chỉ thêm mất thể diện cho bạn vì người ngoài nhìn
vào thấy bạn như thằng điên mà rốt cục món bò tái cũng chẳng ngon hơn
được chút nào.
Bạn hỏi ý kiến lý trí như vậy (nó không đòi tiền công đâu) và kết quả là lần
sau, nếu món bò tái lại chín quá nữa thì bạn cũng rất bình tĩnh vui vẻ coi
anh bếp như bạn bè và nhã nhặn yêu cầu anh ta cẩn thận hơn một chút.