SỐNG ĐỌA THÁC ĐÀY - Trang 102

vậy con quyết theo bố, con sẽ bỏ học, trời sinh ra con không phải để học, mỗi lần đến
lớp là con thấy khổ sở vô cùng. Bố, một bên mặt của bố xanh, còn con xanh một bên
mặt. Hai người mặt xanh làm sao tách nhau cho được. Cái mặt xanh của con đã làm cho
người ta đùa cợt. Cứ để cho họ cười, cười đến chết cũng được. Hai kẻ mặt xanh làm cá
thể duy nhất toàn huyện, duy nhất toàn tỉnh. Vui quá phải không? Bố đồng ý nhé!

Bố gật gật đầu biểu thị sự đồng ý. Tôi vốn muốn theo bố đi lên huyện, nhưng bố bảo

tôi ở nhà để chăm sóc cho chú nghé. Mẹ lôi từ trong tường nhà ra vài món nữ trang đưa
cho bố, rõ ràng công cuộc cải cách ruộng đất vẫn chưa hoàn toàn triệt để nên mẹ vẫn
giấu được những thứ ấy. Bố bán chúng được kha khá tiền, dắt lưng đi lên huyện, tìm
gặp huyện trưởng Trần, người đã hại chết con lừa đen nhà tôi, đòi quyền lợi cho những
hộ cá thể. Ông Trần khuyên bảo rất lâu nhưng bố vẫn không phục, cứ cãi qua cãi lại.
Ông Trần nói, căn cứ vào chính sách mà nói, anh có quyền làm ăn cá thể nhưng vẫn hy
vọng anh vào công xã. Bố nói:

- Thưa huyện trưởng, cứ nhìn thân phận con lừa đen thì hiểu hết tất cả, huyện

trưởng hãy cho tôi một quyền được làm ăn cá thể, hãy cho tôi một cái bùa hộ thân, tôi
sẽ treo nó trước cửa để mọi người không còn đến quấy rầy tôi nữa.

Huyện trưởng nói:
- Ôi con lừa đen... nó thật sự là một con lừa tốt... Tôi mắc nợ anh tình cảm của con

lừa, nhưng anh Lam ạ, tôi không thể cho anh cái bùa hộ thân nào cả. Tôi sẽ viết cho anh
một phong thư kể về sự việc của anh, anh cứ trình lên Ban công tác Nông thôn của ủy
ban tỉnh...

Bố cầm phong thư của huyện trưởng Trần đưa đến tận Ban. Ông trưởng ban công

tác nông thôn rất ân cần đón tiếp bố nhưng cũng khuyên bố vào công xã. Bố nói:

- Tôi không vào, tôi đòi quyền được làm ăn cá thể. Bao giờ Mao Chủ tịch chưa có

lệnh, tôi nhất quyết không vào.

Ông trưởng ban bị thái độ cương quyết của bố tôi làm cho xiêu lòng, bèn phê vào

trong thư của huyện trưởng Trần mấy dòng như sau: “Cho dù chúng ta hy vọng toàn thể
nông dân đều gia nhập công xã nhân dân, đi theo con đường tập thể hóa, nhưng nếu có
cá biệt ai đó vẫn kiên quyết không vào, cũng phải được hưởng những quyền lợi chính
đáng, các tổ chức cơ sở không được lạm quyền cưỡng bức, càng không được dùng
những thủ đoạn phi pháp để buộc họ vào công xã”.

Phong thư này giống như một đạo thánh chỉ, được bố đặt vào khung kính treo trang

trọng trên tường. Sau khi từ tỉnh trở về, tinh thần của bố khá lên rất rõ. Mẹ đã đưa Kim
Long và Bảo Phượng gia nhập công xã. Ba mẫu hai sào đất được cắt ra từ tám mẫu
ruộng nhà tôi, nằm lọt thỏm giữa ruộng công giống như một con đê giữa lòng biển cả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.