Sống thiền
28
Thật ra, nếu bảo chánh niệm là ta mà vọng
niệm chẳng phải là ta, vậy khi chưa thực hành
thiền quán, chưa có chánh niệm, “cái ta” lẽ nào
chưa từng hiện hữu hay sao? Và khi thực hành
thiền quán, có được chánh niệm, nếu bảo chánh
niệm ấy là ta, vậy “cái ta” đó là từ đâu sinh ra?
Rõ ràng sự phân biệt này đã đi đến chỗ bế tắc.
Tuy nhiên, chánh niệm nhận biết vọng niệm
là điều có thật. Vậy lẽ nào cùng lúc có cả hai
“cái ta”, một “cái ta vọng niệm” và một “cái ta
chánh niệm”? Cách hiểu này cũng không ổn.
Vì thế, đi sâu vào thiền quán chúng ta sẽ
nhận ra chánh niệm và vọng niệm thật ra cũng
chỉ là từ nơi tâm sinh khởi, không thể chia tách
ra thành hai đối tượng khác nhau. Chính điều
này giải thích được lý do vì sao khi chúng ta
càng cố gắng dẹp bỏ các vọng niệm đi thì chúng
lại càng sinh khởi mạnh mẽ hơn, nhưng một
khi ánh sáng chánh niệm bắt đầu soi rọi thì tự
nhiên dòng sông tạp niệm sẽ trở nên hiền hòa,
dễ chịu.
Chánh niệm hay vọng niệm, hay gọi tên theo
một cách khác, chân tâm hay vọng tâm, không