SỐNG THỜI BAO CẤP - Trang 11

Ơn sổ gạo

Làng tôi sống lắt lay hàng trăm năm như thế cho đến một ngày vô Hợp

tác xã. Đó là đầu năm 1959. Một cuộc đổi đời. Ba Hợp tác xã nghề cá xã
Ngư Thủy hồi đó có tên rất oách: Hợp tác xã Tương Lai, Hợp tác xã Quyết
Thắng, Hợp tác xã Phấn Đấu. Tên oách thế nhưng quanh đi quẩn lại chỉ có
nghề bủa xăm (lưới trũ), câu mực, lưới rê, rồi nghề giã ruốc (khuyếc, ngoài
Bắc gọi là con moi) ven bờ với loại thuyền nhỏ mà quê tôi gọi là . Chỉ ra
khơi cách bờ khoảng năm bảy cây số là hết cỡ, không ai dám đi khơi hơn vì
sợ giông tố không chèo vô bờ kịp. Không đánh bắt được cá lớn, quanh năm
chỉ có cá cơm bạc, cơm than, cá nục, cá trích, cá ve, cá duội và mực...

Điều hệ trọng nhất làm thay đổi chất lượng cuộc sống làng tôi là khi

Chính phủ xếp ngư dân và diêm dân (dân làm muối) vào loại “tiểu thủ công
nghiệp”, nên được cấp sổ gạo và tem phiếu vải. Đó là năm 1963. Ai là xã
viên hợp tác đều được cấp sổ gạo, phiếu vải loại N, 4 mét một năm. Thấy
có gạo, cả làng chen nhau xếp hàng nộp đơn vô hợp tác, chẳng phải vận
động vận điếc gì. Đang khi không có gạo ăn, suốt ngày “khoai khoai toàn
khoai”, tự dưng mỗi lao động đi biển được 21 ký gạo, lao động phụ ở nhà
11 ký, trẻ con 9 ký một tháng thì mừng như được vàng. Đó là một cuộc đổi
đời ngoạn mục mà làng biển Thượng Luật quê tôi được bao cấp mang lại!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.