SỐNG THỜI BAO CẤP - Trang 13

lượt vượt hai động cát cao ngút trời là Động Thấp và Động Cao vào Cửa
hàng Lương thực Chợ Mai trên Quốc lộ 1 mua gạo. Gạo đưa về nhà đổ đầy
chum, đầy thạp.

Có gạo có vải, cuộc sống làng tôi nhờ đó mà khá hơn. Nhờ thế mà anh

Chinh, một người dân Quảng Trị tập kết lấy vợ làng tôi mới mua cái máy
may hành nghề may đo quần áo. Đó là cái máy may đầu tiên của làng. Hôm
anh Chinh cho người khiêng máy về, trẻ con tồng ngồng chạy theo xem
như rồng rắn. Tôi quan sát và nghĩ mãi không hiểu tại sao cái kim khâu cứ
thụt lên thụt xuống thế mà nó xâu được chỉ và chạy thành đường may được.
Làng toàn dân nghèo không có tiền, anh Chinh lấy công may ngoài tiền còn
thay bằng khoai, sắn, gạo. Có người may bộ quần áo cho con đi học nợ tiền
may hai ba năm chưa có trả.

Máy khâu thời bao cấp. Đây là máy khâu Thái, loại máy khâu xịn nhất lúc

bấy giờ.

Thấy làng tôi được ăn gạo Nhà nước, không còn lo đói, bà con nông

dân các làng nông nghiệp ở các xã bên đường Quốc lộ như Hưng Thủy,
Dương Thủy, Sen Thủy, Tân Thủy... ức lắm. Họ viết thư phản đối lên
huyện. Làm ruộng cực nhọc thật. Mùa đông rét căm căm cũng phải lội
xuống ruộng cấy cho kịp thời vụ, đỉa bu từng chùm dưới chân, trên háng.
Rồi bón lót, bón thúc, gặt đập, sàng sảy, đổ mồ hôi sôi nước mắt mà đến
mùa thu hoạch một ngày công chỉ mấy lạng thóc. Thấy dân biển không vất
vả bằng mà có gạo ăn, họ ức là phải. Ức cũng phải chịu. Đây là chủ trương
của Chính phủ. Có kiện lên huyện, huyện cũng bó tay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.