SỐNG THỜI BAO CẤP - Trang 201

đều viết, vẽ, sáng tác nhạc theo “chủ trương” để phục vụ cuộc chiến đấu
chung, thì ông Phái lại vẽ theo phong cách riêng độc đáo của mình. Những
bức vẽ tuyệt vời về phố cổ Hà Nội, về nghề hát chèo, về tĩnh vật mà người
đời đã gọi kèm theo tên ông: Phố Phái, Chèo Phái, Phái Khỏa Thân, Phái
Xuân Hương, Phái Tĩnh Vật, Phái Biển... trong thời bao cấp đều bị bỏ
quên, “không có giá trị gì”. Mãi đến khi ông qua đời mới nổi tiếng, các loại
“tranh Phái” ấy mới có giá. Thời bao cấp, vì vẽ tự do, ông không có phiếu
cung cấp để mua sơn, mua vải, mua cọ... Nhiều lúc ông chỉ vẽ tranh trên
tấm voan nhỏ bằng lòng bàn tay, bằng hộp diêm, vẽ trên chiếc phong bì, vỏ
bao thuốc lá... Thời ấy, những bức tranh của Bùi Xuân Phải có giá chỉ bằng
ly cà phê thôi. (Theo Thu Tứ)

Danh họa Bùi Xuân Phái.

Nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Trai (tên thật là Tôn Nữ Ngọc Trai, thuộc

dòng Hoàng tộc Nguyễn, Huế) là anh em với chị Tôn Nữ Ngọc Toản (vợ
của tướng Cao Khánh, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân
Việt Nam) và Nguyễn Phước Tương (giáo sư Tương Lai). Chị Ngọc Trai
(sau năm 1954 về Hà Nội phải đổi lại là Nguyễn Thị Ngọc Trai vì sợ bị quy
là con cháu họ Nguyễn phản động – nguyên Phó Tổng biên tập tuần báo
Văn Nghệ) kể rằng, thời tem phiếu xếp hàng ấy, chị vừa làm biên tập ở báo
Văn Nghệ, vừa viết văn, viết phê bình văn học, lại còn phải thức đêm làm
sữa đậu nành bán để có thêm đồng vô đồng ra.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.