SỐNG THỜI BAO CẤP - Trang 199

đã vật lộn với cuộc sống thời bao cấp của một người không có lương,
không có tem phiếu cung cấp, chế độ thương binh bị xóa bỏ do một truyện
ngắn Cây táo ông Lành đăng trên báo Văn Nghệ. Các nhà phê bình lý luận
suy diễn, vu cho Hoàng Cát nói xấu lãnh đạo Tố Hữu. Thế là thương binh
bị cắt, không có việc làm, vợ chồng sinh con mà không tiền, không gạo, đói
kém. Tôi xin trích lại đây một đoạn trong bài viết Hoàng Cát – trái tim tôi
là một nấm mồ
đã in trong tập 2, bộ sách tuyển Ngô Minh tác phẩm để bạn
đọc hình dung rõ hơn về cuộc sống văn nghệ sĩ thời bao cấp lao lung như
thế nào.

Xuân Diệu (phải) và Hoàng Cát.

“Sau vụ “Cây táo ông Lành”, một truyện ngắn thiếu nhi đăng trên báo

Văn Nghệ bị quy oan là “nói xấu, đả kích” lãnh đạo là nhà thơ Tố Hữu (sau
này chính nhà thơ Tố Hữu cũng tâm sự, ông thốt lên: “Tôi không hề biết
chuyện này!”), Hoàng Cát không thể kiếm sống bằng nghề viết được nữa.
Trợ cấp thương binh bị cắt, hai vợ chồng phải xoay xở, dựa lưng vào cái
vỉa hè mà tồn tại. Người vợ ấy mang bao nhiêu thứ bệnh trong người,
nhưng đã “Mình em nuôi cả chồng con – nuôi mình”. Vợ chồng anh phải
làm tới 17 nghề kiếm ăn, ngoài nghề viết văn viết báo chui ký tên khác.
Dán hộp đựng thuốc cho ngành dược, cuốn thuốc lá điếu rồi đi bỏ cho các
quán nước; rang đậu phộng, bán nước chè, phong thuốc lào, làm bóng bì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.