ra đường. Tất nhiên sinh viên chỉ đủ tiền để đi ăn phở “không người lái” ở
cửa hàng ăn uống Cầu Giấy. Phở “không người lái” ba hào một bát, giống
như phở múc cho trẻ em một hai tuổi bây giờ (trong tùy bút Phở nổi tiếng,
cụ Nguyễn Tuân gọi là “phở nhi đồng”).
Năm hào mua được một bát phở mậu dịch. Đây là ảnh đăng báo. Sự thật
phải xếp hàng mua ticker, lấy được ticker lại xếp hàng lấy phở. Tôi chưa
bao giờ thấy bát phở mậu dịch đầy vun như trong ảnh.
Bát phở không có thịt bò tái nạm gì cả, chỉ có ít bánh phở chan ít nước
dùng lõng bõng. Nhưng nước dùng là thứ nước ninh từ xương bò thứ thiệt
nên rất ngọt, thơm. Phở năm hào người xếp hàng đông chật. Phải xếp hàng
mua vé xong mới xếp hàng lấy phở. Tay cầm cái vé mỏng như số phận,
hàng chục cánh tay con trai con gái thò vào cái ô cửa nhỏ xíu chờ hàng giờ,
cho đến khi bàn tay búp măng đeo nhẫn vàng chóe của cô mậu dịch viên
lạnh lùng đưa bát phở ra, không thấy mặt mũi cô xinh xẻo ra sao, cũng đã
thấy hởi lòng hởi dạ. Sung sướng vì cái mùi thơm ngào ngạt, quyến rũ của
nước phở.