SỐNG THỜI BAO CẤP - Trang 69

đường). Tiếng trẻ con cười khóc oe oe suốt ngày. Phục nhất là chật thế mà
họ còn chăn nuôi lợn, gà, chim cút... trong khu công trình phụ. Mùi phân
lợn thối um nhà. Mình ngồi tí chút đã không chịu nổi, rứa mà họ vẫn chịu
đựng được năm này qua năm khác.

Nhà văn Phùng Quán và cô giáo Vũ Thị Bội Trâm thành vợ chồng từ

năm 1962 nhưng không có nhà ở, phải ở nhà mẹ nuôi bên Nghi Tàm. Năm
1981, chị Vũ Thị Bội Trâm mới được Sở Giáo dục Hà Nội và trường Chu
Văn An phân cho một góc xép, nguyên là cái xưởng trường phía Hồ Tây
làm nhà ở cho gia đình. Sau 20 năm lấy vợ, nhà văn Phùng Quán mới có
một căn “xép” để vợ chồng ở chung. Cái góc xép ấy là chỗ gá tạm đằng sau
bức tường của trường. Cỡ 35m

2

, nhưng có không gian, có đường đi lối lại,

có đất trồng rau, nên cũng đàng hoàng hơn các hộ sổ C ở chung cư. Sau này
anh Phùng Quán tự đục đẽo làm thêm cái gác quay ra Hồ Tây, anh gọi là
“chòi ngắm sóng” khoảng 6m

2

nữa. Năm nào tôi cũng từ Huế ra tá túc,

uống rượu, đọc sách, ngủ trên cái chòi đó cả tuần.

Vòi nước chung cư: bi kịch thứ hai

Nước là tấn bi kịch tiếp theo của Thủ đô thời bao cấp. Có quá ít vòi

nước ở những khu chung cư. Luôn luôn thấy cảnh hàng dãy xô chậu kéo
dài vài trăm thước xếp hàng trước các vòi công cộng ngoài phố, liên tục từ
bốn giờ sáng đến một giờ đêm. Ở các khu tập thể có một cái bể nước luôn
luôn đông nghịt người vào giờ bơm nước, kẻ tắm gội, người giặt giũ. Nhiều
khu tập thể cái bể nước ấy còn là bể nước ăn của cả khu. Mọi người mang
thùng xếp hàng hứng nước, xách về nấu nướng, có biết đâu tối hôm trước
nhiều kẻ nhảy vào bể tắm lén.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.