SỐNG THỜI BAO CẤP - Trang 74

Mỗi lần đến kỳ đong gạo mới vui làm sao: Nhà nhà xếp hàng, người

người chen chúc. Có gia đình dậy từ ba, bốn giờ sáng cử người ra xếp,
thậm chí xếp bằng cả những cục gạch. Có khi xếp được sổ rồi, nhìn thấy
một chồng cao ngất ngưởng, cứ thấp thỏm lo mất sổ. Nếu chẳng may bị
mất sổ gạo, tháng đó phải chạy ngược chạy xuôi để lo tạm cấp, trước khi
làm được sổ mới... Với tất cả những gia đình hồi đó, sổ gạo còn quý hơn
vàng. Từ đó mới có thành ngữ: “Mặt như mất sổ gạo”. Cái mặt thất thần, tái
xám, ngây ra là “mặt mất sổ gạo”! “Mất sổ gạo” là cụm từ chỉ sự phụ thuộc
vào tem phiếu thời bao cấp. Mất sổ gạo hay mất bất kỳ loại tem phiếu nào
cũng đều là thảm họa.

“Ma trận” tem phiếu: bi kịch thứ tư

Tem phiếu thì nhiều loại lắm, không ai nhớ hết. Đó là một “ma trận”.

Sinh viên Đại học Thương Mại ngày ấy không được học tí gì về các loại
tem phiếu, ù ù cạc cạc lắm. Ừ mà lạ thật. Cái trường đại học dạy mua bán,
trong lúc ngoài đời mua bằng tem phiếu mà chẳng dạy sinh viên lấy một
giờ. Chúng tôi suốt ngày học chính trị: Kinh tế chính trị, Triết học Mác –
Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Kinh tế thương mại xã
hội chủ nghĩa... Chẳng học về mẹo mực kinh doanh, marketing, quảng cáo,
dự toán... gì cả.

Có cả tem phiếu mua phụ tùng xe đạp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.