Nguyên Bình
Sống Trên Đá
Miền khát
Đã lâu lắm tôi không trở lại nơi ấy, một vùng đá xám mênh mông, một
vùng quanh năm thiếu nước, một vùng đã khắc vào tâm khảm tôi một nỗi
nhớ da diết đến không lý giải nổi tại sao.
Thời gian thấm thoắt trôi đánh vèo một cái đã sáu năm.
Gặp nhau ở huyện tôi nói với người bạn làm giáo viên là sẽ vào trong xã,
tôi hỏi có cần mang theo cái gì không. Anh ta cười, trong ấy không thiếu
thứ gì ngoài nước, trước khi đi cậu nên tắm rửa sạch sẽ. Tôi cứ nghĩ là anh
ta nói đùa.
Đi đường, chúng tôi đã dừng lại nghỉ không biết bao nhiêu lần, phải nói
thật là cảnh rừng núi quá đẹp, với lại cái xe mink cà tàng phun khói mịt mù
và lỳ ra không chịu lăn bánh. Đến Bạch Đích, anh ta dừng lại lấy can hai
mươi lít xuống suối múc một can đầy nước chằng vào đằng sau xe. Anh ta
bảo lấy nước để rửa mặt và nấu ăn.
Nơi chúng tôi dừng chân là hai dãy nhà cấp bốn lợp ngói đỏ, một của nhà
trường, một của uỷ ban xã.
Tôi nghỉ tại nhà trường, ở chung với người bạn, vậy là chúng tôi đã đi gần
mất một ngày chặng đường gần năm mươi cây số. Anh bạn lấy nước ra rửa
mặt. Chúng tôi nấu ăn qua loa rồi đi ngủ. Anh bạn tâm sự, nơi này lúc nào
cũng thiếu nước, cả vùng thiếu nước chứ không chỉ có Uỷ ban. Mùa mưa
còn đỡ vì có thể hứng nước mưa để dùng, còn mùa khô thì trăm ngàn cơ
cực. Anh chị em giáo viên quần áo mặc đúng một tuần, ngày nghỉ mới đem
đi Bạch Đích để giặt và tắm luôn. Hàng ngày nhiều lúc phải nhịn đói vì
không có nước để nấu. Ai không có điều kiện đi lấy nước thì phải mua, dân
mang ngựa đi gùi, hai mươi ngàn một can hai mươi lít nước. Cho nhau dăm
ba chục ngàn không đắn đo bằng cho nhau ca nước. Có một nghịch lý là có
khi trong nhà rượu mua về còn nhiều hơn nước... Tôi vì mệt đã ngủ từ lúc
nào, không biết anh bạn đang nói thêm những gì sau đó.
Tôi đã được trở lại nơi ấy trong một chuyến công tác, niềm vui cũng không