Sống với tâm từ
38
Chính nỗi sợ khổ đau của ta đã khơi
dậy
và duy trì
một sự ngăn cách. Cũng vì muốn trốn tránh khổ đau
mà ta sẵn sàng đóng kín mình lại, mặc dù sự chia cách
ấy khiến ta không còn dám sống, không còn biết xúc
cảm nữa.
Đôi khi, chúng ta sẵn sàng hy sinh sự thật để che
chở và bảo vệ nhận thức sai lầm của mình. Mỗi khi
chúng bị đe dọa, ta lập tức phản ứng bằng cách chối
bỏ những cảm xúc của mình. Vô tình, ta đánh mất đi
luôn nhân vị của mình. Ta không còn là ta nữa. Ta
không còn dám sống cuộc đời mình, và cảm thấy hoàn
toàn tách biệt với những người chung quanh. Một khi
đã đánh mất đi cuộc sống nội tâm rồi, ta phải nương
nhờ vào
ngoại
cảnh để nhận biết mình là ai, có những
ước mơ gì, và trân quý những gì. Mà
ngoại
cảnh thì
luôn
thay đổi. Than ôi, nỗi khổ đau mà ta hằng muốn
trốn tránh, cuối cùng lại trở thành một người bạn đồng
hành muôn đời của ta.
Trong buổi ban đầu, đức Phật đã chỉ dạy pháp môn
niệm tâm từ như là một phương thuốc để đối trị sự sợ
hãi, một phương cách để thắng vượt nỗi sợ mỗi khi nó
khởi lên. Trong
kinh sách
kể
lại
rằng, có lần đức Phật
bảo một số thầy vào ngồi thiền trong một khu rừng nổi