được đến thế và điều đau lòng đó đã cứu tôi.
- Thím ơi! Cháu bệnh lâu chưa?
- Từ bữa cháu đi, nó cứ bệnh lên bệnh xuống. Người ta bảo nó bị phổi.
Thím đã tìm đủ các loại thuốc, đủ các thày thợ, chú đã đưa đi cả nhà
thương ở Sài Gòn nhưng không ăn thua. Đỡ đỡ được ít ngày rồi lại mắc lại.
Thím tôi nói như người phân trần, mặt chảy xuống một cách thiểu não. Tôi
hiểu thím, không bao giờ phàn nàn về sự tận tụy của chú thím, việc con tôi
đâu yếu thế này là do tôi, do thể tạng của nó, do hoàn cảnh của vợ chồng
tôi lúc mới sinh cháu ra.
- Chắc nó thiếu hơi mẹ đó con à. Trẻ con mới đẻ không hơi mẹ, khó nuôi
lắm!
Câu nói vô tình của thím thúc mạnh vào ngực tôi. Tôi nhăn mặt lại, quay đi
để nuốt trôi hòn than nóng đỏ vào cổ họng. Tiếng ho yếu ớt như gào thét,
như oán hận của con đuổi theo tôi ngày nào bên bờ song vẳng lại, riểt róng
bên tai.
- Thím... Thím...
Tôi vừa nói được thế thì có tiếng chó sủa ran ở đầu ấp. Cậu cảnh vệ của
huyện ủy đứng bên ngoài gõ nhẹ ba cái vào cánh liếp. Tôi lặng người, Đến
giờ phải đi rồi, tụi tuần tra sắp tới.
- Thím ơi... Thím ơi! – Tôi lắp bắp – Trăm sự nhờ thím. Con... thấy cháu
như vầy, con khổ lắm nhưng... Thím thương con thương cháu... con đội ơn
thím. Con đi!
Tôi bậm chặt môi, vận lực giữ đôi chân lại để không đến với con, không
dám nhìn con lần nữa, để đủ sức mà đi, mà dứt được ra khỏi vùng ảnh
hưởng ghê gớm của cái thân hình bé nhỏ đang nằm im trên võng kia...
.... Khoảng khắc hoảng loạn ấy qua đi! Cái miệng cười vô tư của Thành đã
cân bằng được trong tôi những suy nghĩ ma quỉ. Và giờ đây, khi một ngày
đã qua, Thành nằm đó, êm ả, lành hiền như giấc ngủ dễ đến hàng đêm của
nó.
Không còn thời gian cho nỗi tiếc thương, cũng không thể chôn cất đồng đội
ngay trong cụm rừng hoang lạnh này, tôi kêu mọi người chuẩn bị ra đi, dù
thế nào cũng phải mang theo hai võng cáng. Tiến được tạm thời chỉ định