vóc to cao trước tuổi, nó nhập vô làng đạp xế lô. Nó đạp khỏe, lại cần cù,
lại không rượu chè, cờ bạc như những người khác, nên hàng ngày cũng
mang được về lúc cân thịt, khi xâu bánh ít, lúc chùm trái cây cho má ăn lấy
sức. Nhưng mấy hôm nay nó bỏ việc ngồi không ở nhà. Tôi hỏi, nó trả lời
cấm cẳn:
- Mẹ nó! (Nó cũng mới bắt đầu biết chửi tục từ khi đi đạp xe). Thằng chủ
xe chơi chó má. Cả ngày đạp ựa cơm, kiếm được ba trăm, nó đòi hai.
Không chịu, nó cúp luôn. Điên quá, em xáng cho nó cái bạt tai rồi quẳng cả
tiền lại, không thèm.
- Rồi tính sao Riềng? Má đang...
- Chính vì sợ má buồn nên đâu dám ho he. Ngày ngày phải giả đò đi làm
rồi ra sân banh lang thang, tối mới dám về. Nói thiệt vvới chị Hai, nếu
không vì má, thì em bỏ đi Sài Gòn làm ăn rồi. Sống ở đây sao muốn đánh
lộn quá hà!
Không biết nói với thằng Riềng thế nào, tôi chỉ khuyên nhủ: “cuộc đời này
khó lắm? Tình nết nóng nảy, bộp chộp như vậy càng khổ hơn. Ráng mềm
tính lại đi em, vì má...” Nó im lặng. Tôi biết, không ai thương má như nó,
nhưng thương cái kiểu lì xì đến ghét, chả mấy khi nó nói với má được một
câu ngọt ngào. Nhưng có ai đụng đến má, dù chỉ là một lời nói, nó dám lấy
mạng ra ăn thua đủ liền. Má tôi có lẽ cũng thương nó nhất, nó càng lớn,
càng lì xì, mà tôi lại càng thương. Nhưng bà sợ nó, chẳng bao giờ nỡ nặng
lời. Nói nó không nghe, bà chỉ khóc hay than vãn với tôi.
Tôi trở lại tiệm ăn làm việc bình thường. Vẫn không khí đặc sệt mùi mỡ
rán, vẫn những chồng bát đĩa cao lút đầu người không bao giờ thấy vơi
xuống và vẫn những tiếng nói cười phè phỡn, tiếng ly cốc va nhau như đạn
bắn ở nhà ngoài. Vẫn công việc nhàm chán và thân thể đau như dần ấy
nhưng tôi thấy vui vui hơn. Trong tôi đang tồn tại một sự chuyển động
ngầm, lúc ồ ạt, lúc êm nhẹ. Dường như tôi đang chờ đợi một cái gì xa xôi
lắm, mơ hồ lắm. Tôi thích chờ. Nếu không có cái gì để chờ ở phía trướcc
thì sống làm sao nổi những ngày này.
Nửa tháng sau, cậu Quang trở về, bơ phờ mệt mỏi, nhưng con mắt, vẫn
không dịu đi chút nào. Ngay từ phút đầu, con mắt đã xục xạo tìm tôi và khi