tạc cơ nửa đêm”, “máy xay cà phê” và “quạ đường tàu”. Tập đoàn quân số 6
yêu cầu cụm tập đoàn quân cho không quân duy trì sức ép trên các sân bay
Nga suốt ngày đêm. “Sự thống trị không bị cản trở của người Nga trên
không về đêm đã đến mức không thể chịu đựng. Binh sĩ không được nghỉ
ngơi, sức mạnh của họ sẽ sớm bị bào mòn”.
Trong số hồ sơ còn lại không thấy nói rõ các ca stress trong chiến đấu.
Giới chức y tế Đức hay nói tránh đi là “kiệt sức”, giống người Anh, nhưng
các chẩn đoán của họ thì rất gần kiểu huỵch toẹt của Hồng quân. Quân đội
Đức thì nhất định không thừa nhận sự tồn tại của nó. Năm 1926, gần 7 năm
trước khi Hitler lên nắm quyền, chế độ trợ cấp đi kèm chứng loạn thần kinh
trong chiến tranh bị bãi bỏ. Lập luận ở đây là không công nhận đó là bệnh
thì coi như không có lý do rời mặt trận. Suy sụp tinh thẩần bị coi là hèn nhát,
đó là tội lớn rồi. Vậy nên khó mà nói đến tỷ lệ vi phạm kỷ luật của cả hai
bên ở Stalingrad, nhất là tội đào ngũ, vì lý do sang chấn thần kinh và căng
thẳng nói chung. Qua nghiên cứu so sánh tình hình chỉ có thể nói chắc rằng
tỷ lệ các ca sang chấn tâm lý bắt đầu tăng đột ngột trong tháng 9 ngay sau
khi tác chiến vận động chuyển thành tác chiến trận địa. Theo các nghiên cứu
của Anh về các ca sốc trong chiến đấu ở Anzio và Normandy thì sang chấn
tâm lý bắt đầu tăng vọt ngay sau khi binh sĩ bị giam chấn hoặc bị bao vây.
* * *
Bất đồng chủ yếu của Chuikov với các sĩ quan cấp trên ở Bộ tư lệnh
Phương diện quân liên quan đến việc bố trí các trung đoàn pháo binh ở cấp
sư đoàn, tập đoàn quân và cả mặt trận. Cuối cùng ông thắng với luận điểm
nên đặt pháo bên bờ đông sông Volga, đơn giản là vì ở bờ tây không có đủ
chỗ cho cả lính của ông lẫn cho pháo. Vả lại việc vận chuyển đạn pháo tiếp
tế qua sông càng ngày càng khó, mà “ở Stalingrad, một khẩu pháo chẳng là
gì nếu không có đạn”.
“Một ngôi nhà người Nga chiếm, một ngôi nhà người Đức chiếm”, Vasily
Grossman ghi vội trong sổ tay ngay sau khi ông tới nơi. “Biết làm thế nào để