STALINGRAD - TRẬN CHIẾN ĐỊNH MỆNH - Trang 169

thầm lo chẳng mấy nữa sẽ không còn kiểm soát được tình hình. “Kẻ địch vô
hình”, Tướng Strecker viết cho một người bạn. “Chỗ nào cũng phục kích
được — dưới hầm, góc tường, boong ke ngụy trang và các đống đổ nát gây
thương vong nặng nề cho binh sĩ ta”.

Các chỉ huy Đức phải thừa nhận rằng quân Nga rất giỏi ngụy trang, nhưng

chẳng mấy người hiểu được chính máy bay của họ đã tạo ra những điều kiện
lý tưởng cho bên phòng thủ. “Không còn ngôi nhà nào đứng vững”, một
trung úy viết về nhà, “chỉ còn là một bãi hoang tàn cháy rụi, một vùng hoang
sơ đầy gạch vụn và xà bẩn không thể đi qua”. Ở đầu phía nam thành phố, sĩ
quan liên lạc của không quân đi theo Sư đoàn tăng số 24 viết: “Quân phòng
ngự tập trung cố thủ ở các khu vực của thành phố đối đầu với các đợt tấn
công của ta. Trong các khu vườn, xe tăng hoặc chỉ là tháp pháo xe tăng được
chôn xuống, súng chống tăng nấp dưới hầm khiến xe tăng ta rất khó qua
nổi”.

Ý đồ của Chuikov là bẻ lệch và chia cắt các đợt tấn công ồ ạt của Đức

bằng các “kè phá sóng”. Những tòa nhà được che chắn thêm, bố trí bộ binh
với súng trường chống tăng và súng máy ép quân tấn công vào các hướng có
tăng T-34 và pháo chống tăng vùi mình ngụy trang đợi sẵn. Khi xe tăng Đức
cùng bộ binh tấn công, quân phòng thủ trước hết phải chia cắt chúng. Quân
Nga dùng súng cối tầm ngắn, cứ nhè phía sau xe tăng mà thả đạn xua bộ
binh, còn súng chống tăng thì bắn xe tăng. Các hướng tiếp cận được công
binh đặt mìn sẵn, việc này nguy hiểm và tỷ lệ thương vong của họ cao nhất.
“Một lần mắc lỗi khỏi ăn cả đời” là câu cửa miệng của họ. Mặc đồ ngụy
trang khi tuyết xuống, đêm đêm họ bò ra chôn mìn chống tăng và xóa dấu
vết. Một lính công binh kinh nghiệm mỗi đêm có thể đặt tới 30 quả mìn. Họ
còn nổi tiếng với kiểu nhảy ra ném mìn trước mũi xe tăng Đức đang tiến.

Nhiều cuộc chiến không có những trận tấn công lớn mà toàn những đụng

độ nhỏ không ngớt. Các trận đánh thường là do các nhóm chiến đấu nhỏ, có
từ 6 đến 8 người, đến từ “học viện đánh đường phố Stalingrad”. Họ trang bị
dao và xẻng mài sắc để hạ thủ không tiếng động, cùng với tiểu liên và lựu
đạn. (Xẻng vì thế đâm ra hiếm nên người ta khắc tên lên cán, lúc ngủ thì gối

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.