tạo ra những căn hầm trú ẩn, boong ke và hào giao thông”. Một vị trí chỉ huy
được đặt trong một bể dài có thành bê tông chạy bên dưới các khối nhà lớn.
Gurtiev vốn nổi tiếng là tay rèn lính rắn mặt. Khi còn là lực lượng dự bị chờ
bên kia sông, ông đã bắt họ đào công sự rồi cho xe tăng cán qua. “Ủi” như
thế là cách tốt nhất để dạy họ đào thật sâu.
Hên cho quân Sibir, chiến hào đã đâu vào đấy rồi thì đám Stuka mới mò
tới. “Chàng rít” hoặc “nhạc công” - như cách quân Nga gọi các máy bay
ném bom bổ nhào cùng với tiếng còi hú chói tai — không làm được trò
trống gì. Lính Sibir đào hào hẹp để tránh bị phơi ra cho mảnh bom phạt,
nhưng sóng xung kích liên hồi của bom làm mặt đất rung bấn bật như bị
động đất khiến bụng quặn thắt. Bị dập hồi lâu làm cho ai nấy điếc đặc mất
một lúc. Đôi lúc sóng xung kích mạnh đến nỗi vỡ cả kính và điện đài mất cả
sóng.
Những đợt tấn công chuẩn bị của máy bay như vậy, thường được gọi là
“sưởi ấm nhà cửa”, kéo dài đến hết ngày. Sáng hôm sau, các sân trong nhà
máy Barrikady bị các phi đội Heinkel 111 ném bom rải thảm, bị pháo và cối
giã tiếp một chập. Đột nhiên pháo Đức im tiếng. Ngay cả trước khi hố
“Chuẩn bị” thì lính Sibir đã sẵn sàng đâu đấy rồi, thừa biết những lức tĩnh
lặng bất ngờ này là có ý gì. Lát sau họ nghe thấy tiếng xích xe tăng nghiến
ken két trên gạch vụn.
Bộ binh Đức sau vài ngày đã nhận ra sư đoàn Sibir của Guriev không
ngồi chơi không. “Quân Nga ngày nào cũng tấn công từ đầu sớm đến cuối
chiều”, một hạ sĩ quan thuộc Sư đoàn bộ binh nhẹ số 100 cho biết. Bài bản
liên tục phản công tiêu hao kinh khủng của Chuikov khiến đám tướng lĩnh
Đức kinh ngạc, rồi họ cũng buộc phải thừa nhận rằng nó làm binh lính của
họ kiệt quệ. Tuy nhiên phương tiện phòng ngự hiệu quả nhất phải kể đến
pháo hạng nặng bên kia sông Volga, một khi được hiệu chỉnh tọa độ đàng
hoàng.
Ở nhà máy Tháng Mười Đỏ, các phân đội của Sư đoàn chống tăng số 414
đã giấu những khẩu pháo 45 mm và 96 mm trong đống đổ nát, dùng những
tấm thép cong queo vừa ngụy trang vừa che chắn. Họ chọn vị trí để bắn ở cự