chúng tôi cũng bị xử như kẻ phản bội. Nếu từ chối đánh nhau, chúng tôi sẽ
bị bọn Đức bắn”.
Hầu hết các đơn vị tuyến trước của Đức có vẻ đều đối xử tốt với Hiwi của
mình dẫu có chút sỗ sàng. Một chi đội pháo chống tăng trong Sư đoàn tăng
số 22 bờ tây sông Đông thường đưa cho Hiwi cùa mình mà họ đều gọi là
“Ivan” một cái áo choàng to với một khẩu súng trường để canh khẩu pháo
của họ trong lúc họ vào làng tìm thức uống, nhưng một lần họ phải chạy vội
về cứu anh ta vì một toán lính Romania sau khi phát hiện ra anh ta là ai, cứ
đòi bắn tại chỗ.
Với nhà chức trách Soviet, việc lính Hồng quân mà lại phục vụ trong
quân đội Đức đúng là không thể chấp nhận được. Họ kết luận ngay rằng
cống tác thanh trừng và cố gắng của các ban đặc biệt chưa đến nơi đến chốn.
Cục Chính trị của Phương diện quân Stalingrad và NKVD ám ảnh với nghi
vấn các Hiwi được sử dụng để thâm nhập và tấn công hàng ngũ của họ.
“Trong một số khu vực của mặt trận”, Shcherbakov được thông báo, “đã có
những trường hợp lính Nga theo giặc bây giờ lại mặc quân phục Hồng quân
lẻn vào trận địa của ta nhằm trinh sát và bắt cóc cán bộ chiến sĩ ta để moi
tin”. Ở khu vực của Sư đoàn súng trường số 38 (Tập đoàn quân số 64), vào
đêm 22 tháng 9, một toán trinh sát Nga đã đụng độ với một toán tuần tra
Đức. Khi trở về, nhóm trinh sát báo cáo có ít nhất một tên “Nga gian” đi
cùng quân Đức.
Hai chữ “Nga gian” đã là bản án tử hình cho tất cả những kẻ đi theo Đức
trong ba năm sau đó, khi SMERSH tập trung vào vấn đề phản quốc. Bằng
cách loại bỏ không cần tra xét quốc tịch những người chống đối và ly khai,
Liên Xô thẳng tay trừng trị mọi biểu hiện phản bội trong cuộc Chiến tranh
Vệ quốc Vĩ đại.