STALINGRAD - TRẬN CHIẾN ĐỊNH MỆNH - Trang 218

vàng ngồi vào lòng. Chúng làm anh nhớ đến Slavik và Lỵda”. Trên thi thể
anh người ta tìm thấy lá thư vợ anh gửi đến. “Em rất mừng biết anh chiến
đấu giỏi”, cô viết, “và biết anh được tặng huân chương. Hãy chiến đấu đến
giọt máu cuối cùng và đừng để chúng bắt được anh vì trại tù binh còn tệ hơn
cả cái chết nữa”.

Những lá thư qua lại này quá là mẫu mực nhưng vào thời đó lại rất phổ

biến. Chúng có thể rất chân thật, nhưng cũng như nhiều thứ khác, chúng chỉ
bộc lộ một phần sự thật. Khi người lính ngồi vào một góc hào hoặc căn hầm
thiếu ánh sáng để viết về nhà, họ thường khó trải hết nỗi lòng. Một tờ giấy
duy nhất, sau đó được gấp lại thành hình tam giác như một con thuyền giấy
vì không có phong bì, có vẻ quá lớn nhưng cũng quá nhỏ cho họ. Rút lại, lá
thư còn ba chủ để chính: hỏi thăm mọi việc ở nhà, làm yên lòng (“Anh vẫn
bình thường — vẫn sống”) và kể chuyện chiến đấu (“bọn anh vẫn đều đều
tiêu diệt người và phương tiện của địch. Dù ngày hay đêm bọn anh cũng
không để chúng yên”). Chiến sĩ Hồng quân ở Stalingrad ý thức rõ ràng cả
nước đang hướng về họ, nhưng nhiều người phải lược bớt vài chỗ trong thư
vì họ biết ban đặc biệt kiểm duyệt thư từ rất kỹ.

Thậm chí khi họ muốn lánh đi để viết thư cho vợ hay người yêu thì cuộc

chiến luôn canh cánh bên lòng, một phần vì giá trị của một người được đánh
giá qua ý kiến của đồng đội và chỉ huy. “Maria”, một người tên Kolya viết,
“Anh chắc em sẽ nhớ buổi tối cuối cùng ta bên nhau. Bởi vì bây giờ, vào
giây phút này, là đúng một năm chúng ta xa nhau. Và rất khó để anh nói lời
tạm biệt với em. Thật là buồn, nhưng ta phải chia tay vì đó là mệnh lệnh của
tổ quốc. Ta thực hiện nó hết sức mình. Tổ quốc đòi hỏi những người đang
bảo vệ thành phố này phải kháng cự đến cùng. Và bọn anh đang thực hiện
mệnh lệnh đó”.

Phần lớn lính Nga lồng cảm xúc cá nhân vào trong đại nghiệp Chiến tranh

Vệ quốc Vĩ đại. Có thể họ sợ kiểm duyệt nhiều hơn lính Đửc; có thể do lòng
yêu nước và khái niệm hy sinh qua tâm trí họ trở thành thứ gì đó còn hơn cả
một câu khẩu hiệu ý thức hệ. Nó gần như dã ngấm vào máu, một đòi hỏi đạo
đức trước kẻ xâm lược. “Người ta có thể chỉ trích anh”, một trung úy Hồng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.