“Một số thư có những phát ngôn chống Soviet, ca ngợi quân đội phát xít và
thiếu lòng tin vào chiến thắng của Hồng quân”. Có một số dẫn chứng được
đưa ra. “Hàng trăm hàng ngàn người chết mỗi ngày”, một người lính viết
cho vợ. “Bây giờ khó đến mức anh chẳng thấy đường ra nữa. Trong khi hầu
hết dân Nga đang sống bằng súp rau tập tàng và cây cỏ dại, một người lính
Trung đoàn súng trường số 245 viết về nhà: “Ở hậu phương hẳn người ta
đang hô hào tất cả cho tiền tuyến, nhưng ở tiền tuyến bọn anh chẳng có gì.
Đồ ăn thì tệ hại mà lại ít. Những gì họ nói đều khó tin được”. Hầu như mọi
thứ chân thực trong thư viết về nhà đều nguy hiểm chết người. Một trung úy
viết rằng “máy bay Đức rất tốt... phòng không bọn anh chỉ bắn rơi được rất
ít” liền bị quy kết là phản bội.
Nguy hiểm không chỉ ở khâu kiểm duyệt. Một anh chàng người Ukraina
18 tuổi hết sức ngờ nghệch, được lấy vào lính để bổ sung cho sư đoàn
Rodimtsev, bảo với đồng đội rằng không nên tin tất cả những gì người ta nói
về quân địch: “Ở vùng tạm chiếm, tôi còn cha già với đứa em gái mà quân
Đức ở đó chả giết hay cướp gì của ai. Họ đối xử với dân tốt lắm. Em gái tôi
đang làm cho Đức đấy”. Đồng đội bèn tóm ngay anh ta. “Công tác điều tra
đang được tiến hành”, báo cáo gửi về Moskva kết luận.
* * *
Một dạng đề cao chính trị trong Hồng quân lúc đó đã đỡ hơn. Stalin trong
một chính sách được cân nhắc kỹ nhằm động viên tinh thán đã đưa ra một
hình thức khen thưởng rõ ràng có hơi hướng bảo thủ là huân chương
Kutuzov và Suvorov. Nhưng sửa đổi công khai nhất của ông được công bố
vào ngày 9 tháng 10 là Sắc lệnh số 307 phục hồi chế độ một thủ trưởng. Các
Chính ủy bị đẩy xuống vai trò cố vấn và “giáo dục”.
Các Chính ủy mới tá hỏa phát hiện ra các sĩ quan Hồng quân bất mãn với
họ thế nào. Cá biệt có một số sĩ quan trong các trung đoàn không quân nghe
đâu còn lăng mạ họ. Cục Chính trị Phương diện quân Stalingrad đã phàn nàn
về “thái độ hết sức không đúng” đã xuất hiện. Một trung đoàn trưởng bảo