13
TRẬN TẤN CÔNG CUỐI CÙNG CỦA PAULUS
Ngoài thảo nguyên, cuộc sống thường nhật của các sư đoàn Đức là một
thế giới khác biệt hẳn với trận đánh trong thành phố. Ở đó cũng có những
phòng tuyến phải giữ và những cuộc tấn công nắn gân phải đáp trả, nhưng
cuộc sống vẫn còn nhiều điều bình thường, đặc biệt là khi bạn mới từ mặt
trận quay về. Vào Chủ nhật 25 tháng 10, các sĩ quan của một trung đoàn
thuộc Sư đoàn bộ binh số 367 Bavaria đã mời Tướng Edler von Daniels, tư
lệnh sư đoàn, đến tham gia lễ hội Oktoberfest Munich thi bắn.
Mối bận tâm chính lúc bấy giờ là chuẩn bị trú đông cho tốt. “Cảnh tượng
ở đây chẳng có gì đáng phấn khởi”, một người lính Sư đoàn bộ binh số 113
viết về nhà. “khắp bốn xung quanh chả có làng mạc gì, không rừng cây, cây
cao cây thấp chả có, cũng không có lấy một giọt nước”. Tù binh Nga và
Hiwi bị bắt đi đào hầm hào. “Quả thực chúng tôi phải tận dụng thật tốt
những người này vì quá thiếu người”, một hạ sĩ quan kỳ cựu viết. Ngoài
thảo nguyên không cây cối, các sư đoàn bộ binh phải cho xe tải và các nhóm
lao động vào Stalingrad thu lượm xà cột từ các đống đổ nát về lợp mái hầm.
Phía nam Stalingrad, Sư đoàn bộ binh số 297 khoét các hang trong bờ
mương rãnh tạo ra chuồng ngựa, kho tàng và cuối cùng là cả một bệnh viện
dã chiến, thiết bị được xe lửa chở từ Đức sang. Trong tiết “mùa hè Anh
điêng”
từ đầu đến giữa tháng 10, quân Đức muốn làm cho xong haus
(nhà). Ngay cả những người lính trẻ nhất cũng hiểu lý do làm sao mà phải
đào: họ sẽ ở đây qua mùa đông.
Hitler cũng ban hành những chỉ thị riêng cho mùa đông. Ông chờ đợi một
cuộc phòng thủ tích cực” và một “cảm giác tự hào về chiến thắng”. Xe tăng
phải được bảo vệ tránh giá rét và ném bom trong các boong ke bê tông,
nhưng vật liệu cần thiết lại không đến nên xe cộ cứ nằm giữa trời. Sở Chỉ