STALINGRAD - TRẬN CHIẾN ĐỊNH MỆNH - Trang 281

Chiến thắng không làm dịu đi thái độ của lính Hồng quân đối với quân

thù. “Anh đã cảm thấy khá hơn vì ta đã bắt đầu ra tay tiêu diệt bọn Đức”,
một người lính viết về cho vợ ngày 26 tháng 11. “Đây là lúc ta bắt đầu đập
rắn. Bọn anh bắt được nhiều lắm. Khó mà có đủ thời gian để đưa chúng về
trại tù. Giờ chúng bắt đầu trả giá cho máu của chúng ta, và cho cả nước mắt
của nhân dân ta nữa, cho những xúc phạm và cướp bóc. Anh đã nhận quân
phục mùa đông nên đừng lo cho anh. Mọi việc ổn cả. Anh sắp được về nhà
sau chiến thắng. Anh gửi 500 rúp”. Những ai còn trong bệnh viện hồi phục
sức khỏe sau những vết thương trước đó, tiếc hùi hụi vì bỏ lỡ trận dánh.
“Bây giờ đánh mạnh, đánh tốt phải biết”, một lính Nga viết cho vợ, “thế mà
anh lại phải nằm ì ở đây bỏ lỡ hết cả”.

Liên Xô nhiều lần lên án những hành động tàn ác của Đức mà khó biết

được đúng sai thế nào. Một số chắc chắn bị thổi phồng hoặc bịa đặt nhằm
mục đích tuyên truyền, số khác căn bản là đúng. Quân Soviet tấn công đã
gặp những phụ nữ, trẻ con, người già bị quân Đức đuổi ra khỏi nhà với chút
tài sản trên chiếc xe trượt nhỏ. Nhiều người bị lột mất quần áo ấm. Vasily
Grossman kể lại những câu chuyện giống nhau từ hướng tiến quân phía
nam. Ông viết rằng lính Hồng quân khám người tù binh đã nổi giận khi tìm
thấy nhiều đồ cướp từ các nhà nông dân trong tình trạng rất thảm hại -
“những chiếc khăn choàng phụ nữ cũ kỹ với đôi bông tai, vải lanh, váy áo, tã
trẻ con và những áo cánh sặc sỡ của các cô gái. Một tên lính có tới 22 đôi tất
len cất trong ba lô”. Những người dân hốc hác bước tới kể lể nỗi khổ của
mình dưới sự chiếm đóng của quân Đức. Từng con bò, từng con gà, từng
bao thóc, nếu bị tìm thấy là bị cướp liền. Những người già cả cũng bị đánh
đập đến chừng nào chịu khai ra chỗ giấu thóc mới thôi. Nhà cửa bị đốt,
nhiều người dân bị bắt đi lao động khổ sai, số còn lại bị bỏ cho chết đói chết
rét. Chuyện báo thù thường là do các nhóm nhỏ lính Nga, nhất là khi say,
nhắm vào tù binh Đức nào rơi vào tay họ. Trong khi đó các chi đội NKVD
tìm đến các làng được giải phóng. Họ tìm những người hợp tác với Đức.

Grossman quan sát tù binh Đức bị giải về phía sau. Nhiều người khoác

trên mình những chiếc chăn rách thay cho áo choàng. Dây thừng, dây điện
được dùng thay thắt lưng. “Trên thảo nguyên rộng mênh mông, bằng phẳng,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.