STALINGRAD - TRẬN CHIẾN ĐỊNH MỆNH - Trang 394

có máy bay. “Những thương binh kiệt quệ lê bước vào các đống đổ nát của
thành phố”, một người sống sót kể lại, “bò bốn chân như thú hoang, hy vọng
tìm được một chút giúp đỡ”.

Điều kiện tại bệnh viện tạm ở Stalingrad lại còn ghê hơn ở Gumrak nữa,

với khoảng 20.000 thương binh nhét vào các tầng hầm bên dưới những đống
đổ nát của thành phố, đó là chưa kể đến bệnh binh, có thể nâng tổng số lên
đến 40.000. Khoảng 600 thương binh nặng nhét đầy các gian hầm bên dưới
nhà hát Stalingrad, không có ánh sáng, không hệ thống vệ sinh. “Tiếng rên,
kêu cứu và cầu nguyện”, một bác sĩ Sư đoàn bộ binh cơ giới số 60 viết, “tất
cả hòa lẫn trong tiếng đạn nổ. Cái mùi đờ đẫn của khói, máu và tanh tưởi
của vết thương tràn ngập khắp hầm”. Băng gạc hết, thuốc hết và cả nước
sạch cũng không còn.

Một số bác sĩ từ các đơn vị tuyến trước nhận được lệnh giúp đỡ công việc

trong mạng lưới đường hầm ở khe Tsaritsa. Đó là những đường hầm chạy
dọc ngang giống như dưới mỏ, hiện đang chứa chấp hơn 3.000 thương bệnh
binh nặng. Bác sĩ Hermann Achleitner lúc mới tới nhận nhiệm vụ đã nhớ
ngay đến câu “Hãy bỏ hết hy vọng khi đã vào đây”. Hàng đống xác chết
đông cứng ở bên ngoài khiến ông sốc nặng. Bên trong hình ảnh địa ngục
càng mạnh thêm bởi những cây đèn dầu tự chế là nguồn ánh sáng duy nhất.
Bầu không khí hôi hám thiếu oxy như chặn đường thở. Ông được đón bằng
những tiếng van xin xót xa “Cho chúng tôi chút đồ ăn!” Bệnh nhân chỉ được
phát một lát mỏng bánh mì thiu mỗi ngày. Các bác sĩ bèn biến thứ đó thành
súp cho nóng và dễ trôi hơn. Thiếu băng gạc là hết sức nghiêm trọng đối với
những ca cóng giá. “Thường thì ngón tay ngón chân nằm lại luôn trong băng
gạc bẩn khi chúng tôi thay băng”, ông ghi lại. Việc trừ chấy rận là không
thể. Các hộ lý thay băng thấy một đám rận nâu từ bệnh nhân bò lên Cổ tay,
cánh tay mình. Khi một người chết, có thể thấy rận cả bầy rời xác chết đi tìm
người sống. Các bác sĩ cố hết sức để cách ly các ca sốt phát ban ngay khi có
triệu chứng, nhưng họ cũng biết chẳng chóng thì chầy chính tay họ cũng là
nguồn lây lan dịch bệnh. Một người lính trẻ chứng kiến mọi đau khổ ở đây
đã lẩm bẩm: “Ở nhà người ta làm sao biết chuyện gì đang diễn ra ở đây”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.