* * *
Cuộc rút chạy từ thảo nguyên khi Kessel bị các tập đoàn quân của
Rokossovsky ép mạnh đã đưa số lính Đức tụ lại ở các đống đổ nát trong
Stalingrad lên tới hơn 100.000. Rất nhiều nếu không phải hầu hết bọn họ bị
lỵ, vàng da và các bệnh khác. Mặt họ chuyển màu vàng bủng.
Phản ứng của dân chúng Stalingrad tỏ ra nhân đạo kỳ lạ, như các thương
binh Sư đoàn bộ binh số 297 nhận thấy. “Hai phụ nữ Stalingrad xoa bóp đôi
chân lạnh cứng của tôi cả tiếng đồng hồ để ngăn chúng bị cóng giá trầm
trọng”, một sĩ quan viết. “Họ cứ nhìn tôi bằng ánh mắt thương cảm và nói:
‘Trẻ thế này mà sắp chết rồi!’ Một tốp lính cũng ngạc nhiên phát hiện mấy
người phụ nữ Nga trong một ngôi nhà bị sập một phần. Họ vừa nướng ít
bánh mì và đồng ý đổi một ổ bánh lấy miếng thịt ngựa đông cứng.
Trung đoàn hay sư đoàn cũng chả còn có nghĩa gì cả. Sư đoàn tăng số 14
còn chưa đến tám chục người có thể chiến đấu. Chưa chắc còn chiếc tăng
hay vũ khí lớn nào còn đạn. Trong tình cảnh vô vọng đó, kỷ luật bắt đầu rệu
rã. Sở dĩ họ vẫn tiếp tục chống cự chủ yếu là vì sợ quân Nga trả thù sau khi
Paulus từ chối đầu hàng.
Không còn lo ngại súng chống tăng, những chiếc T-34 Soviet nghiền nát
các ụ súng lẫn pháo thủ dưới xích sắt của mình. Hầm hào, công sự bị pháo
đến sát tận nơi bắn tan. Lính Đức giờ đây lại trải qua cảm giác bất lực kinh
khủng, không thể làm gì cho đồng đội bị thương hay ngay cả cho chính
mình. Cuộc tấn công không thương xót của họ mùa hè năm ngoái dường
như hoàn toàn thuộc về một thế giới khác. Ngày 25 tháng 1, Paulus và Đại tá
Wilhelm Adam, một trong những sĩ quan cao cấp trong sở chỉ huy bị thương
nhẹ vào đầu do bom nổ. Tướng Moritz von Drebber đầu hàng cùng phần còn
lại của Sư đoàn bộ binh số 297 ở cách cửa sông Tsaritsa 5 km về phía tây
nam. Viên đại tá Soviet đến tiếp nhận quân đầu hàng, nghe đâu đã hỏi: “Các
trung đoàn của ông đâu?” Theo chương trình phát thanh trên đài Soviet hai
ngày sau của tiểu thuyết gia Theodor Plievier, một đảng viên cộng sản Đức
khác thuộc nhóm “Di cư Moskva”, Moritz von Drebber đã đưa mắt nhìn