STALINGRAD - TRẬN CHIẾN ĐỊNH MỆNH - Trang 5

LỜI GIỚI THIỆU

Khi tái hiện Thế chiến II, một trong những sự kiện lịch sử trọng yếu quyết

định nên diện mạo thế giới thế kỷ XX, sử gia người Anh Antony Beevor đã
có một cách tiếp cận thông minh và độc đáo: Ông đã chọn tái hiện trận
Stalingrad, trận chiến có vị trí chiến lược đặc biệt với ý nghĩa như một tấm
bản lề khép mở hai giai đoạn của cuộc Thế chiến, thậm chí còn được xem là
bước ngoặt của nền quân sự thế giới thế kỷ XX. Từ vị trí đó có thể giúp nhìn
được toàn cảnh cuộc Thế chiến, cũng như giúp luận giải được vì đâu từ sau
trận chiến này, đội quân của Đức Quốc xã bắt đầu tuột dốc không thể cứu
vãn, khiến thất bại trở nên tất yếu. Điểm độc đáo thứ hai làm nên giá trị đặc
sắc của tác phẩm sử học này giữa muôn vàn tác phẩm viết về Thế chiến II:
đó chính là góc nhìn. Việc đặt góc nhìn từ chính người trong cuộc, những
người lính từ hai chiến tuyến, và những người dân thành phố Stalingrad
trong thời khắc chiến đấu định mệnh, kết hợp với phong cách viết sử “phóng
to chi tiết hết mức”, đã mang đến cách quan sát đa chiều đầy tính nhân văn,
cảm động và vì thế hết sức sâu sắc về sự kiện lịch sử kinh điển của thế kỷ
này.

Hãy phân tích từng điểm một. Tại sao có thể xem trận Stalingrad là trận

quyết chiến chiến lược có tính chất quyết định cho sự thay đổi cục diện Thế
chiến II?

Trước khi trận Stalingrad diễn ra vào năm 1942, quyền lực và uy tín của

Hitler tại Đức đã lên đến tột đỉnh. Quân lực Đức Quốc xã đã thắng trên mọi
mặt trận kể từ năm 1939, năm bắt đầu Thế chiến II, đến trước khi trận
Stalingrad diễn ra. Đội quân của Hitler đã thực sự tạo ra huyền thoại đánh
đâu thắng đó.

Trong bối cảnh quyền lực và thanh thế đang ở đỉnh cao như thế, ngày 22

tháng 6 năm 1941, Hitler quyết định đánh chiếm Liên Xô bằng Chiến dịch

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.