Lẽ sinh diệt, lý tu hành • 27
ví dụ so sánh nào là chính xác hết. Lần này tâm cũng an trú
bên trong đó lâu hơn những lần trước đó, và sau một quãng
thời gian lâu tâm mới thoát ra khỏi trạng thái định sâu đó.
Khi tôi nói tâm thoát ra, tôi không nói nghĩa tôi làm nó thoát
ra hoặc tôi có điều khiển điều đó xảy ra. Tâm tự mình làm
lấy. Tôi chỉ đơn giản là một người quan sát. Cuối cùng tâm
cũng quay trở lại trạng thái tâm thức đời thường của nó (sau
khi thoát ra khỏi định). Làm sao chúng ta có thể đặt tên cho
ba lần xảy ra như vậy? Ai biết được? Ta dùng chữ gì để đặt
tên dán nhãn cho những trạng thái đã xảy ra đó?. (Tức là,
nếu ta có gọi đó là Nhất thiền, Nhị thiền, Tam thiền... đi nữa,
thì những danh từ đó cũng không chính xác so với những
thực tại không thể tả thực được đó).
Năng Lực Định Tâm [Định Lực]
Mọi sự tôi đang nói với các thầy là liên quan đến cái
tâm diễn ra theo đường lối tự nhiên. Đây không phải sự diễn
tả cái tâm hay những trạng thái tâm lý của tâm (tâm sở) dựa
theo lý thuyết. Không cần thiết phải làm điều đó. Khi có
niềm tin và lòng tin, ta cứ bước vào và thiền tập thực sự.
Không lòng vòng, không nửa vời nửa vợi, mà phải đặt hết
cuộc sống vào việc thực hành. Và khi việc tu hành của các
thầy đạt đến giai đoạn như tôi vừa mới tả, thì ngay sau đó cả
thế giới sẽ hoàn toàn đảo ngược lại đối với các thầy. Lúc này,
sự hiểu biết của các thầy về thực tại là hoàn toàn khác với
trước đó. Cách nhìn của các thầy đã được chuyển hóa hoàn
toàn. Nếu có ai nhìn thấy các thầy ngay lúc này, họ có thể
nghĩ các thầy đang ngu ngơ hay điên khùng. Nếu sự trải
nghiệm này xảy ra cho những ai không nắm vững thấu suốt
về bản thân họ, thì họ có thể điên khùng thiệt, bởi vì sự trải
nghiệm đó là cực kỳ lạ thường và kỳ lạ mà họ chưa từng
thấy trước đó. Những người trên đời thường thể hiện rất
khác, so với cách họ thể hiện trước đó về trước. Nhưng các