Lẽ sinh diệt, lý tu hành • 29
những thứ đó, và có thể mang lại một số ích lợi cho người
làm; Nhưng, đó chỉ giống như lợi ích của cồn rượu mà thôi.
Uống nó chưa biết có giải sầu được chút nào hay không,
nhưng uống vô ta sẽ say xỉn và khổ đau thôi.
Mức độ định ngay chỗ này là điểm nên dừng. Phật đã
đạt đến mức định này và Phật đã dừng lại ở đây. Dừng lại ở
mức độ định sâu (samādhi) này và dùng nó làm nền tảng để
thiền quán và minh sát (vipassanā). Tuy nhiên, không nhất
thiết phải đạt được mức độ định thâm sâu như vậy thì ta mới
có khả năng quán sát những thực trạng xung quanh ta; do
vậy ta cứ đều đặn quán sát cái tiến trình nhân quả (không
cần chờ cho đến khi đạt định rất thâm sâu tuyệt đỉnh). Để
làm được điều này, chúng ta tập trung vào sự bình an và sự
sáng rõ của cái tâm để phân tích những hình sắc, âm thanh,
mùi hương, mùi vị, những cảm nhận của thân, những ý nghĩ,
và những trạng thái tâm mà chúng ta trải nghiệm. Hãy xem
xét những trạng thái và những cảm xúc dù nó tích cực hay
tiêu cực, dù nó là tốt hay xấu. Xem xét quán xét tất cả mọi
thứ. Cũng giống như có người leo lên cây xoài và rung cây
cho trái rụng; ta chỉ việc đứng dưới xem xét từng trái xoài:
trái nào hư rục thì ta bỏ, trái nào ngon lành thì ta lấy gom lại.
Việc đó không khó khăn mệt sức, bởi ta chỉ đứng dưới nhìn
và gom chứ đâu có leo trèo trên đó mà mệt nhọc. Ta chỉ đơn
giản đứng dưới, xem xét từng trái xoài và thu gom mang về.
Các thầy có hiểu ý nghĩa ví dụ này không? Mọi thứ
trải nghiệm bằng một cái tâm bình an sẽ mang lại sự hiểu
biết lớn lao hơn. Chúng ta không còn phóng tâm, tạo tác,
diễn dịch này nọ xung quanh điều gì được trải nghiệm. Sự
giàu nghèo, vinh nhục, khen chê, sướng khổ cứ xảy ra theo lý
của chúng. Và chúng ta cứ bình an. Chúng ta khôn ngoan.
Điều đó thực sự đáng vui. Thực là đáng vui khi ta biết sàng
lọc và xử lý mọi sự. Những gì thiên hạ gọi là tốt, xấu, thiện,