30 • Thiền sư Ajahn Chah
ác, sướng, khổ, này, nọ, hay bất cứ là gì – tất cả đều được ghi
nhận cho lợi lạc của chúng ta. (Miễn sao chúng ta đừng dính
chấp theo thứ gì). Giống như có người trèo lên cây xoài đạp
rung để làm xoài rụng xuống cho chúng ta nhặt lấy vậy.
Chúng ta cứ ghi nhận và nhặt lấy những trái xoài ngon mà
không sợ hãi gì cả. Có gì ở đó mà ta phải sợ? Giàu nghèo,
vinh nhục, khen chê, sướng khổ, và tất cả những thứ khác
trên đời cũng đâu hơn gì những trái xoài đang rụng xuống,
và chúng ta cứ nhìn những thói tính thế gian đó cũng như ta
đứng nhìn những trái xoài đang rớt xuống với một cái tâm
tĩnh lặng. Và chúng ta biết những trái nào là tốt, những trái
nào là xấu.
Làm Việc Hợp Theo Lẽ Tự Nhiên
Khi chúng ta bắt đầu nắm giữ sự bình an và tĩnh lặng,
mà chúng ta phát triển bằng thiền tập, để quán xét mọi thứ,
thì trí tuệ sẽ khởi sinh. Đây tôi gọi là trí tuệ minh sát. Đây là
vipassanā. Đó không phải là thứ được tạo tác hay được chế ra.
Nếu chúng ta khôn khéo, trí tuệ minh sát sẽ tự nhiên có và tự
phát triển. Chúng ta không cần phải đặt tên dán nhãn cho cái
đang diễn ra. Nếu chỉ có một ít trí tuệ minh sát, ta gọi đó là
trí tuệ minh sát nhỏ, vipassanā nhỏ''. Khi sự nhìn rõ (minh sát)
tăng lên chút nữa, ta gọi đó là trí tuệ minh sát vừa, vipassanā
vừa. Nếu sự hiểu biết đã sáng rõ hoàn toàn theo đúng với lẽ
thực của Sự Thật, ta gọi đó là trí tuệ minh sát hoàn toàn, hay
vipassanā rốt ráo. Theo cá nhân tôi, tôi thích dùng chữ trí tuệ
paññā (bát-nhã) hơn là chữ trí tuệ vipassanā (minh sát). Nếu
chúng ta nghĩ ta ngồi và thực hành “thiền minh sát”, thì điều
đó đã gây khó khăn cho ta. (Thực ra chúng ta không thể làm
ra hay tạo tác ra minh sát tuệ!). Trí tuệ minh sát phải được
tiến triển từ sự bình an và tĩnh lặng. Toàn bộ tiến trình diễn
ra một cách hoàn toàn tự nhiên theo đường lối tự nhiên của