42 • Thiền sư Ajahn Chah
tất cả. Buông bỏ tất cả với sự-biết và sự tỉnh-giác. Nếu không
có sự biết và sự tỉnh giác thì sự buông bỏ đó cũng chẳng khác
sự bỏ ngơ của con trâu con bò. (Sự buông bỏ bằng sự thấy
biết và tỉnh giác là sự buông bỏ của người tỉnh thức. Đó là sự
buông bỏ nhờ hiểu biết và trí tuệ). Nếu không đưa hết tâm
và trái tim vào sự buông bỏ, thì sự buông bổ đó là chưa phải.
Ta buông bỏ bởi ta hiểu biết rõ sự thật do quy ước. Sự buông
bỏ này là sự không-còn-dính-chấp, sự không còn ràng buộc.
Phật đã nói trước rằng, lúc mới tu tập, chúng ta tu học rất
siêng năng, phát triển nhiều điều thiện lành, và rồi chúng ta
bị dính chấp ràng buộc với nhiều thứ. Chúng ta dính chấp
vào Phật (tôn thờ, dựa hết vào Phật). Dính chấp vào Giáo
Pháp (bám theo kinh điển, dựa vào sự hiểu biết, lý luận từ
kinh điển). Dính chấp vào Tăng đoàn (dựa vào các sư thầy,
tôn sùng các sư thầy, bắt chước làm theo cách đi cách đứng
cách nói của sư thầy). Đó là những dính chấp và ràng buộc
quá chắc chắn và sâu nặng. Đó là điều Phật đã biết và nói
trước cho chúng ta. Dính chấp với tất cả lòng thành và sự
kiên định, và dính chặt đến mức như vậy là khó khăn cho
việc tự thân tu tập.
(Có người trong thời gian tu học và ngưỡng mộ vị sư
thầy nào đó, khi vị sư thầy đó làm gì sai hay nói gì sai, người
đó cũng thấy đúng. Ngày đêm người đó cứ nói, làm, đi,
đứng... sao cho giống hệt thầy. Ai nói về sư thầy khác thì
người đó liền bỏ đi, giống như chỉ có vị thầy của mình là số
một, là như người được Phật bổ xứ vậy. Và còn rất rất nhiều
sự dính chặt như vậy. Họ dính chặt vào thầy, vào chùa, vào
Phật đến nỗi họ quên mất mình. Họ quên luôn cả lời Phật
dạy rằng tu là tu sửa chính mình, tu là tự tu tập cái tâm của
mình đâu phải tu như vị sư thầy, tu vì cái chùa, hay tu cho
Phật).