52 • Thiền sư Ajahn Chah
Rồi sau đó bắt đầu tập điều tra, suy xét. Vận dụng
năng lực của cái tâm đang được bình an đó để điều tra tìm
hiểu cái mình đang trải nghiệm. Có lúc, đó là cái bạn nhìn
thấy; có lúc đó là cái bạn nghe thấy, hoặc ngửi thấy, hoặc
nếm thấy, hoặc cảm thấy bằng thân (chạm thấy), hoặc nghĩ
hay cảm thấy trong tâm. Bất cứ trải nghiệm giác quan nào có
mặt—dù ta thích hay không thích—cứ lấy nó để quán xét.
Cứ đơn thuần tìm hiểu và biết cái mình đang trải nghiệm.
Đừng phóng tác ý nghĩa hay chủ quan diễn dịch về những
đối tượng giác quan đó—những đối tượng giác quan đó là
để chúng ta quán xét và biết về nó, chứ không phải để chúng
ta suy diễn hay phản ứng này nọ theo nó. Nếu cái đó tốt, chỉ
cần biết nó tốt. Nếu cái đó là xấu, chỉ cần biết là nó xấu. Đó
chỉ là thực tại quy ước, thực tại của sự sống thế gian. Dù tốt
hay xấu, tất cả chỉ là vô thường, bất toại nguyện và vô ngã.
Tất cả đều tùy thuộc phát sinh và giả tạm, duyên sinh và có
rồi mất. Chẳng có thứ gì trong đó đáng để ta nắm giữ hay
dính theo nó. Nếu các thầy duy trì cách tu tập với sự bình an
và quán xét như vậy, trí tuệ hiểu biết sẽ tự động khởi sinh
lên thôi. Tất cả mọi thứ được cảm nhận và trải nghiệm qua
các giác quan đều rớt vào ba cái lổ sâu là vô thường, bất toại
nguyện và vô ngã. Tất cả không ngoài ba dặc tính bao trùm
đó của mọi sự sống. Ngay chỗ này chính là thiền minh sát
(vipassanā). Tâm đã được bình an, và hễ khi có trạng thái ô
nhiễm nào nổi lên trong tâm, thì ta giục nó vào ba cái lổ rác
đó, (giống như người ở trên nhà cao tầng quăng bịch rác vào
ống đỏ rác để nó rớt xuống thùng rác dưới đất để người ta
chở đi bỏ vĩnh viễn). Khi có trải nghiệm nào hay nhận thức
(niệm, vọng tưởng) nào khởi lên, dẹp bỏ nó ngay, bởi nó chắc
chắn là vô thường, khổ, và chẳng là gì cả. Đây là chỗ cốt lõi
của thiền minh sát (vipassanā): giục bỏ, dẹp bỏ tất cả mọi thứ
vào ba lổ rác “vô thường, bất toại nguyện (khổ), và vô ngã”.
Tốt, sướng, xấu, kinh khủng, ghê tởm, hay bất cứ là gì, giục