đi chơi hội họp thường, thì thế nào cũng cho là vô sự và ra khỏi bờ cõi để
nghênh tiếp. Bệ hạ nhân đó bắt lấy. Việc này chỉ cần đến sức của một lực sĩ
mà thôi.
Cao Đế cho là phải, bèn sai sứ giả báo với chư hầu sẽ họp ở Trần “Ta sẽ đi
chơi về phương nam đến đầm Vân Mộng”. Ngay liền đó, vua cũng đi. Đến
Trần, Sở Vương Hàn Tín quả nhiên ra ngoài cõi đón ở dọc đường. Cao Đế
đã phòng bị sẵn võ sĩ. Thấy Hàn Tín đến, võ sĩ liền bắt trói ngay lại, chở
vào xe sau. Tín kêu lên :
- Thiên hạ đã bình định rồi ! Ta bị nấu là đáng lắm.
Cao Đế quay lại bảo Hàn Tín :
- Mày đừng có kêu ! Mày làm phản đã rõ rành rành ra đấy !
Võ sĩ trói hai tay Tín. Hán Vương họp chư hầu ở Trần, bình định tất cả đất
Sở. Khi quay về đến Lạc Dương. Hán Vương tha Tín, cho Tín làm Hoài
Âm Hầu và chẻ phù (Khi phong tước cho ai thì viết công trạng lên một tấm
tre gọi là “phù”, sau đó chẻ làm hai, một nửa nhà vua giữ, một nửa giao cho
người công thần để lấy đó làm bằng), định phong tước cho các công thần.
Nhà vua bèn chẻ phù, phong cho Bình đời đời làm Hộ Dũ Hầu. Bình từ
chối nói :
- Đó không phải là công của thần.
Nhà vua nói :
- Ta dùng mưu kế của tiên sinh nên chiến thắng được quân địch, thế không
phải công tiên sinh là gì.
Bình nói :
- Nếu không có Nguỵ Vô Tri thì thần làm sao được tiến cử ?
Vua nói :
- Nhà ngươi có thể gọi là người không quên gốc vậy.
Vua bèn thưởng cho Nguỵ Vô Tri rất hậu.
Năm sau, Bình làm hộ quân trung uý theo Hán Vương đánh Hàn Vương
Tín làm phản ở đất Đại. Đột nhiên đến Bành Thành bị quân Hung Nô vây,
bảy ngày không được ăn. Cao Đế bèn dùng kế lạ của Trần Bình, cho người
đi sứ đến Yên Chi (Hoàng hậu của Hung Nô gọi là Yên Chi, vua Hung Nô
gọi là Thiền Vu) của thiền vu. Do đó được giải vây. Cao Đế được ra, kế này