(14). Ý nói quyết liều chết đánh địch.
(15). Tức Phạm Thư – xem Phạm Thư liệt truyện.
(16). Chủ ý phương pháp nghị luận của Ngu Khanh. Đó là một cách áp
dụng phương pháp “thăm dò” (xem chú thích ở Tô Tần liệt truyện), tìm cho
ra chỗ hở để mà nói. Mục đích của nó là không nói thẳng ý kiến của mình,
vì có thể làm nhà vua tự ái không chấp nhận, mà dùng những câu hỏi hay
những gỉa thuyết trái ngược với điều mình nói đưa ra trước và làm sao cho
nhà vua tự thấy nó mâu thuẫn với lẽ phải, rồi cuối cùng đưa nhà vua đến ý
của mình và tấn công vào đấy.
(17). Cách nói này cũng là cách “thăm dò”. Thí dụ Công Phủ Văn Bá đưa
ra chẳng qua chỉ là một cách rào trước. Lâu Hoãn đưa ra cả hai ý có vẻ
khách quan, khiến nhà vua có thể nhìn thấy tình trạng khó xử của Hoãn mà
tìm được cách giải quyết. Phương pháp dùng ngụ ngôn để mở đầu ý kiến
của mình là một phương pháp thông thường ở thời Chiến quốc, Trang Tử
và Mạnh Tửu rất hay dùng.
(18). Lúc bấy giờ hai nước Tề và Tần đang tranh nhau làm bá chủ chư hầu.
Mạnh Thường Quân nước Tề đã tập hợp quân của Hàn, Nguỵ đánh bại
quân Tần ở Hàm Cốc quan, Tần phải cắt ba thành để giảng hoà.
(19). Đó là then chốt của câu “được bù đắp lại ở Tần”.
(20). Ứng với câu “binh chưa xuất hiện … Tần đã đem của cải quý báu
đến.”
(21). Ngụy Tề là tể tướng nước Ngụy làm nhục Phạm Thư. Khi Phạm Thư
làm thừa tướng Tần, Ngụy Tề sợ chạy sang Triệu, ở nhà Bình Nguyên
Quân. Quân Tần bức bách, Triệu Vương cho quân vây, Ngụy Tề yết kiến tể
tướng nước Triệu là Ngu Khanh. Ngu Khanh liền bỏ ấn tể tướng, cùng
Ngụy Tề trốn đến Đại Lương, muốn nhờ Tín Lăng Quân giúp để chạy về
phía nam vào nước Sở. Tín Lăng Quân do dự, Ngụy Tề tự sát.
(22). Năm 262 trước công nguyên, quân Tần đánh Hàn, tướng Hàn là
Phùng Đinh đem đất Thương dâng Triệu. Bình Nguyên Quân khuyên nhà
vua nhận đất ấy. Tần đem quân đến Trường Bình đánh Triệu, thua to, bốn
mươi vạn quân bị chôn sống. Thủ đô Triệu là Hàm Đan suýt bị mất.