- Vua Tần dem mười lăm thành đổi lấy viên ngọc của quả nhân, nên cho
hay không?
Tương Như nói:
- Tần mạnh, Triệu yếu, không cho không được.
Vua Triệu nói:
-Họ lấy ngọc ta mà không cho ta thành thì làm thế nào?
Lạn Tương Như nói:
- Tần đem thành đổi lấy ngọc mà Triệu không cho, thìđiều trái là ở Triệu.
Triệu cho ngọc mà Tần chẳng cho thành thì điều trái là ở Tần. Xét lại kế đó
thì thà cho ngọc để Tần chịu phần trái.
Nhà vua hỏi:
- Ai có thể sai đi sứ?
Lạn Tương Như nói:
- Nếu nhà vua thiếu người, thần xin mang ngọc bích đi sứ. Thành có về tay
nước Triệu thì ngọc mới ở lại đất Tần.Nếu thành không về, thần xin giữ
nguyên vẹn viên ngọc đem về Triệu.Triệu Vương bèn sai Tương Như mang
ngọc sang hướng Tây vào đất Tần.
3. Vua Tần ngồi ở “Chương đài” tiếp kiến Tương Như. Tương Như mang
ngọc bích dâng vua Tần. Vua Tần mừng rỡ trao cho các mỹ nhân và các
quan hầu xem, các quan hầu đều hô:
- Vạn tuế!
Tương Như thấy vua Tần không có ý trả thành cho Triệu, bèn tiến lên nói:
- Ngọc bích có vết, tôi xin chỉ cho bệ hạ xem.
Vua trao ngọc bích, Tương Như nhân cầm ấy ngọc, đứng lùi tựa vào cột,
nổi giận, tóc dựng ngược, nói với vua Tần:
- Đại vương muốn được ngọc, sai người đem thư đến vua Triệu. Vua Triệu
cho mời quần thần bàn bạc, tất cả đều nói: nước Tần tham, cậy mình mạnh,
đem lời nói suông để cầu lấy ngọc, chưa chắc đã trả thành cho ta". Họ bàn
không muốn đưa ngọc bích cho Tần. Thần cho rằng kẻ áo vải chơi với nhau
còn không dối nhau, huống nữa là nước lớn. Vả chăng vì một viên ngọc mà