Từ Tào Mạt đến Kinh Kha, năm người, chí nguyện của họ hoặc thành, hoặc
không thành, nhưng lập ý rõ ràng, không trái với chí mình, danh tiếng để lại
đời sau có phải là vớ vẩn đâu!
........................................................
(1). Chuỳ thủ: thứ kiếm ngắn đầu mũi như cái chuỳ (cái thìa).
(2). Câu này ngụ ý dọa Hoàn Công, ý nói sẽ liều mình mà hại đến thân thể
Hoàn Công.
(3). ý nói: nghĩ đến việc tranh ngôi vua ở trong nước nên không nghĩ đến
việc đánh nước ngoái.
(4). Ý nói mình sẽ lo đến con của Chuyên Chư sau khi Chuyên Chư chết.
(5). Cuối mỗi đoạn nhắc lại: "Sau đó... mươi năm...". Để nêu cao tầm quan
trọng của sự kiện nên dùng lối văn của biên niên sử.
(6). Khánh có lẽ là họ của Kinh Kha. Khanh danh từ dùng để gọi những
người mình tôn trọng.
(7). Tác giả dùng phép ức dương: trước khi nói đến sự dũng cảm của Kinh
Kha thì kể một chuyện làm người đọc tưởng rằng Kinh Kha lần đầu hèn
nhát, rồi lần thứ hai cũng lại hèn nhát.
(8). Đàn trúc cũng giống đàn cầm, nhưng lấy trúc mà gấy.
(9). Chi tiết này chứng tỏ Kinh Kha và Cao Tiệm Ly có tâm sự u uất không
thể thổ lộ cùng ai. Tư Mã Thiên có một phương pháp tự sự độc đáo làm
thành một phong cách riêng: khi kể chuyện về một nhân vật thường đưa ra
những giai thoại rất ngắn chỉ 4, 5 câu có thể vụn vặt, nhưng những chi tiết
ấy lại rất điển hình làm cho nhân vật rất sống.
(10). Đây chỉ địa phận nước Yên.
(11). Hàn Phi nói, dưới cổ con rồng có cái vẩy ngược ai động đến thì nó
giết ngay.
(12). Những nhà chính trị giỏi thời Xuân Thu.
(13). ý muốn hợp tung chống Tần.
(14). ý Cúc Võ đã muốn nói đến kế dùng thích khách cho nên nói đến chữ
dũng cảm thâm trầm.
(15). Hai chữ lom khom đủ để lột tả Điền Quang là ngựa ký về già.
(16). Phàn Ư Kỳ lại là một hiệp sĩ. Người thứ hai chết mong giục Kinh Kha