báo thù.
(17). ý Kinh Kha muốn đợi người cùng đi cho chắc chắn. Chỉ có bọn trẻ
con ngu ngốc mới làm việc xốc nổi không xem xét trước sau sao cho nên
việc.
(18). Nhạc cổ theo âm luật cao thấp chia ra cung, thương, giốc, chuỳ, vũ
gọi là năm cung.
(19). Chỉ thêm mấy chữ "Không hề nhìn ngoái lại" mà khí phách anh hùng
của Kinh Kha nổi bật.
(20). Xem chú thích ở Liêm Pha, Lạn Tương Như liệt truyện.
(21). Tất cả đoạn này không nhắc một chữ đến Tần Vũ Dương càng làm
người ta nhớ đến “người bạn Kinh Kha chờ để cùng đi”.
(22). Kết luận sinh động. Lỗ Câu Tiễn hôi tiếc không dạy cho Kinh Kha
cách đánh gươm đến nỗi việc lớn thất bại và tự thẹn về chỗ Kinh Kha bỏ
mình ra đi: Câu này cắt nghĩa Kinh Kha muốn chơi với người cùng chí
hướng, thấy ai không cùng chí nguyện thì bỏ đi chứ không phải hèn nhát.
Nhân vật Kinh Kha lôi cuốn người ta không chỉ vì là hiệp sĩ mà là một
người có tâm sự kín đáo, không mấy người hiểu. Trong những con người
không hiểu đó có cả thái tử Đan.
(23). Sách Yên Đan tử nói: Thái tử Đan xin về, vua Tần không cho, hẹn khi
nào đẩu quạ trắng, ngựa mọc sừng mới cho về. Đan ngửa mặt lên trời than
vãn, trời làm cho đầu quạ bạc, ngựa mọc sừng ngay. Vua Tần bất đắc dĩ
phải cho Đan về. Sách Phong tục thông nói: Trời vì thái tử Đan mưa lúa
xuống, đẩu quạ bạc, ngựa mọc sừng. ó đây Thái sử công dẫn những lời
trong truyền ngôn đó.
(24). Bác lại những truyền ngôn vu vơ và nêu phương pháp viết sử của
mình là căn cứ vào lời nói những người biết rõ sự thực.