làm mà thôi.
Quán Cao kể lại đầu đuôi đó là ý của mình, nhà vua không biết gì về việc
ấy. Tiết Công vào báo lại tất cả. Cao Tổ bèn tha Triệu Vương, Cao Tổ khen
Quán Cao là người hiền biết trọng lời mình đã hứa, sai Tiết Công nói dầu
đuôi với
Quán Cao:
- Trương Vương được thả ra, nhân đấy tha cho Quán Cao.
Quán Cao mừng rỡ nói:
- Vua tôi được ra à?
Tiết Công nói:
- Phải.
Tiết Công nói:
- Hoàng đế khen túc hạ cho nên tha túc hạ!
Quán Cao nói:
- Tôi sở dĩ không liều chết cái thân tàn này là chỉ vì muốn chứng tỏ Trương
Vương không làm phản. Nay nhà vua được ra, chức trách của tôi đã trọn,
tôi chết không oán hận. Vả chăng, làm tôi mà mang lấy cái tiếng giết vua
thì còn mặt mũi nào mà thờ hoàng đế nữa. Dù cho hoàng đế không giết tôi
thì tôi chẳng thẹn trong lòng mình hay sao?
Bèn ngẩng dầu lên thắt cổ mà chết. Trong thời bấy giờ, danh tiếng Quán
Cao vang dội khắp thiên hạ.
Trương Ngao sau khi được ra, nhờ lấy Lỗ Nguyên nên được phong làm
Tuyên Bình Hầu. Cao Tổ khen những người khách tự xiềng cổ làm nô lệ
theo Trương Vương vào Quan Trung là những người hiền, nên đều cho làm
tướng quốc của chư hầu, hay quan thú ở các quận. Đến thời Hiếu Huệ, Cao
Hậu, Văn Đế, Hiếu Cảnh con cháu những người khách của Trương Vương
đều được làm quan lương hai nghìn thạch.Trương Ngao chết năm thứ sáu
thời Cao Hậu. Người con là Yến nhờ mẹ là con gái Lữ Hậu cho nên được
Lữ Hậu phong làm Lỗ Nguyên Vương. Nguyên Vương yếu đuối, anh em
ít.Lữ Hầu lại phong hai người anh em cùng cha khác mẹ của Trương Ngao
là Trương Thọ làm Nhạc Xương Hầu. Trương Xỉ làm Tín Đô Hầu. Khi Cao
Hậu mất, họ Lữ vô đạo, các quan đại thần giết họ Lữ, phế truất Lỗ Nguyên