cắn”. Lúc bấy giờ thần chỉ biết có Hàn Tín, không biết có bệ hạ. Vả chăng
những kẻ mài giáo, cầm mũi nhọn, muốn làm điều bệ hạ đã làm cũng rất
nhiều, nhưng chỉ vì họ không dủ sức đấy thôi. Bệ hạ có thể nấu tất cả dược
không ?
Cao Đế nói:
- Tha cho hắn?
Bèn tha tội cho Thông (55).
7. Thái sử công nói:
- Tôi sang đất Hoài Âm, người Hoài Âm nói với tôi: lúc Hàn Tín còn là kẻ
áo vải, chí khí ông ta khác người thường. Mẹ ông mất, nhà nghèo không có
gì chôn, nhưng ông vẫn sang sửa cất vào chỗ cao ráo để bên cạnh mộ có thể
chứa nổi vạn nhà.
Tôi xem mả người mẹ ông ta, quả có thế thực. Cứ gì Hàn Tín biết học đạo
(56) nhún nhường, không khoe công lao của mình không tự phụ tài năng
của mình, thì ngõ hầu công ông ta đối với nhà Hán có thể sánh ngang với
Chu Công, Thái Công, Thiệu Công và đến đời sau vẫn được cúng tế.
Nhưng ông không lo làm thế. Thiên hạ đã định rồi, lại mưu việc phản
nghịch kia chứ ! Dỏng họ bị giết, chẳng phải đáng đời sao ! (57).
...........................................................
(1). Ý nói vội vàng.
(2). Dùng phản phúc pháp, trong một trang nhắc năm lần “không có tiếng
tăm gì”, khiến người đọc càng yên chí rằng Hàn bất tài.
(3). Liên ngao: chức coi việc tiếp tân.
(4). Đoạn 1: Thời hàn vi của Hàn Tín sống cực khổ, bị khinh rẻ, không có
tiếng tăm.
(5). Một nét điển hình của tính cách Lưu Bang: hay mừng người, ăn nói
suồng sã.
(6). Quốc sĩ: người kiệt xuất nhất nước.
(7). Tất cả then chốt của bài là ở câu này.
(8). Câu nói kỳ lạ. Trong mắt Tiêu Hà phải là người có chí nguyện phi
thường mới dùng được con người phi thường như Hàn Tín. Cái khó là ở
Lưu Bang.