(9). Bài Hoài Âm Hầu liệt truyện là một bài rất thành công xét về mặt biến
hóa của câu chuyện. Từ sự kiện này sang sự kiện kia thực là đột ngột, hấp
dẫn, lạ thường, như ảo mà lại là sự thực nhưng tại khó tin. Người đời sau
gọi vần của Tử Trường trùng trùng như núi, luôn luôn mới, luôn luôn lạ là
vì vậy.
(10). Tín dùng phương pháp thuyết phục của các thuyết khách đời Chiến
Quốc, đặt câu hỏi để nhà vua tìm thấy sự thật.
(11). Ngày xưa các vua cầu hiền khi nghe lời nói hay thì phải lạy. Tín lạy là
lạy lời nói “Tôi không bằng”. Tín cho đó là lời nói của bậc đế vương. Hạng
Vũ trong con mắt của Hàn Tín cũng như của Tư Mã Thiên hơn hẳn Lưu
Bang về cái tài cũng như về đạo đức cá nhân, nhưng kém mặt nhận thức về
tình thế và không biết dùng người.
(12). Trong mấy câu tóm tắt tất cả chỗ mạnh và chỗ yếu của Hạng Vũ. Tất
cả đường lối của Hàn Tín giúp Lưu Bang là ở chỗ này.
(13). Xem Hạng Vũ bản kỷ: Đây nói Chương Hàm làm Ung Vương, Tư Mã
Hân làm Tắc Vương. Đồng Ế làm Địch Vương. Ba nước Ung, Tắc, Địch
nói gộp lại là Tam Tần.
(14) . Xem Cao Tổ bản kỷ.
(15). Đoạn 2: Hàn Tín được phong làm thượng tướng quân và trình bày
đường lối của mình.
(16). Câu trích trong “Tôn Tử binh pháp”.
(17). Khi tiếp khách để khách quay mặt về hướng Đông là tỏ ý tôn kính.
(18). Trong thiên “Tôn Tử hành quân” nói: khi đóng quân thì trước mặt là
sông đầm, sau lưng và bên phải gần núi gò. Ý nói như thế thì tránh được
việc bất trắc.
(19). Thiên “Cửa địa” cũng của “Tôn Tử binh pháp”. Ý nói để cho quân đội
ở vào địa thế bất lợi thì nó sẽ chiến đấu hăng.
(20). Một câu thành ngữ đương thời.
(21). Đó là những câu tục ngữ đương thời.
(22). Ý nói dân không biết sống chết thế nào nên dừng làm việc, đem đồ
đẹp ra mặc, thức ăn ngon ra ăn, để chờ quyết định số phận của mình.
(23). Ý nói trước hết phải làm cho người ta sợ uy lực của mình, sau đó mới