đánh.
(24). Đoạn này văn lại biến hóa một từng nữa. Sau khi kể những chiến công
oanh liệt và tài dùng binh của Hàn Tín nói ngay đến việc Quảng Vũ Quân
“dạy” binh pháp cho Hán Tín.
(25). Đoạn 3: Hàn Tín đánh lấy các nước Ngụy, Triệu, Yên lập chiến công
lừng lẫy và phương pháp dùng binh kỳ diệu của Tín.
(26). Lưu Bang phải “cướp ấn”, vì sợ các tướng thấy mình ở trong cảnh
khốn đốn sẽ không nghe theo. Tác giả nêu lên một cách kín đáo thái độ sợ
Hàn Tín của Lưu Bang.
(27). Cờ dùng để triệu tập các tướng.
(28). Hán Vương sau khi thu quân đội của Triệu thì trao quân cho Hàn Tín
đem đi đánh Tề.
(29). Khoái Thông tên là Triệt, nhưng vì sau này Vũ Đế tên là Triệt nên tác
giả hủy chữ Triệt mà đổi là Thông.
(30). Giả vương: Người tạm làm vương.
(31). Chú ý: Cách ăn nói của Lưu Bang, Tư Mã Thiên không vì có Lưu
Bang là vua của mình mà che giấu tính tình lỗ mãng của ông, thái độ can
đảm ấy đã giúp ông điển hình hóa Lưu Bang một cách cao độ. Hễ Lưu
Bang mở miệng là mắng.
(32). Đoạn 4: Hàn Tín đánh lấy Tề, đánh bại quân Sở làm Tề Vương. Mâu
thuẫn giữa Hàn Tín và Lưu Bang dần dần hình thành.
(33). Theo phép du thuyết điều quan trọng là phải có kế lạ để bắt người
nghe để ý đến mình ngay. Cách tả lời của Thông về thuật xem tướng có thể
xem là kế lạ. Đoạn xem tướng này hết sức sinh động, quá khứ sống lại như
hiện ra trước mắt.
(34). Lưng là “bối” có thể đọc là “bội”. Ý nói phản là Hán Vương đấy dùng
lối chơi chữ.
(35). Ý nói bị chặn ở ngọn núi phía Tây Thành Cao.
(36). Ý nói cả hai đều nguy khốn, người khôn là chỉ Lưu Bang, người mạnh
chỉ Hạng Vũ.
(37). Đây là nói đem quân từ Yên, Triệu xuống phía Nam uy hiếp hậu
phương của Lưu Bang và Hạng Vũ. Đó là nơi đất trống vì không có quận