(51). Giáng tức là Giáng Hầu Chu Bột, Quán là Quán Anh.
(52). Về cái tội của Tín đó là một nghi án. Sách Sử ký chí nghi của Lương
Ngọc Thắng nói: Tín chết oan vậy ! Những người hiền ngày trước đều thấy
ông không có tội trạng gì tỏ ra làm phản chỉ có mấy lời tố giác vu vơ đấy
thôi... Qua Sử ký, dựa vào giấy tờ làm án mà viết ra cũng thấy rõ là sai.
Bữa cơm ngàn vàng, cởi áo nhường cơm, lẽ nào phụ bạc Cao Đế. Không
nghe Thiệp, Thông, không giữ quân làm vua đất Tề thì thế nào cũng không
làm liều khi nhà ở Hoài Âm. Không nghĩ đến việc liên kết các vua lớn như
Kinh Bố, Bành Việt thì ắt không giao ước dễ dàng với viên tướng ở ngoài
biên giới xa xôi... Ai nghe lời nói “khi nắm tay đuổi người xung quanh ra”,
việc mưu phản chưa chắc lại sơ xuất như vậy ? Số người và năng lực bọn
tôi tớ bao lăm, Tín tất không dùng họ một cách liều lình. Mới hay Cao Tổ
sợ Tín không phải một sớm một chiều, Trương Lương giẫm vào gót chân,
ghé tai mà nói ở Vu Thai, Cao Tổ cướp binh phù, đoạt quân dội, bắt trói
cũng chưa cho là vừa, giết cả họ mới mừng. Xét câu: “Dẹp xong quân Trần
Hy trở về vừa mừng vừa thương”, đủ rõ Tín không có tội mà chết.
(53). Lộc: Con hươu chỉ địa vị đế vương, vì nó đồng âm với lộc là tước lộc
lại có nghĩa là địa vị.
(54). Chích: Tên người ăn trộm hung ác trong truyền thuyết cổ.
(55). Đoạn 6: Hàn Tín hai lần bị vu làm phản, bị giáng chức rồi bị giết và
Khoái Thông được tha.
(56). Đạo: Đây chỉ đạo của Lão Tử: Đạo đức kinh: “Không khoe nịnh nên
có công, không tự phụ nên sống láu”. Ý trách Hàn Tín sao không làm như
Trương Lương.
(57). Đoạn 7: Ý kiến tác giả về Hàn Tín.
Văn của Tư Mã Thiên bắt chước văn Xuân Thu. Lời nói kín đáo, nếu đợc
qua thì hiểu lệch ngay. Đây là văn mỉa mai, cảm thương cho cái tài, cái
công vô song của Hàn Tín và uất ức cho cảnh ngộ của vị anh hùng. Cho
nên nói: “đã định rồi lại mưu phản nghịch kia chứ”, thực ra Hàn Tín đâu
đến nỗi ngu như vậy. Vì vậy nói “đáng đời”. Đó là giọng nói uất ức trách
Lưu Bang, tệ bạc không đối xử với Tín như Vũ Vương đối xử với Chu
Công. Thái độ cho Hàn Tín ngang với Chu Công xứng đáng xếp Tư Mã