theo Hồ cũng chạy về hướng Nam theo Việt mà thôi. Cái lối ghét người
tráng sĩ để đến nỗi buộc họ phải giúp cho nước địch là điều đã khiến Ngũ
Tử Tư quật roi trên mộ Bình Vương nước Sở đấy(2). Tại sao ông không
nhân lúc rảnh nói với hoàng thượng?
Nhữ Âm Hầu Đằng Công vốn biết Chu Gia là người rất nghĩa hiệp, nghĩ
chắc Quý Bố lánh ở nhà ông ta, bèn hứa:
- Vâng.
Nhân lúc rảnh, Đằng Công quả nhiên nói lại như ý của Chu Gia. Nhà vua
bèn tha tội cho Quý Bố.
Lúc bấy giờ mọi người khen Quý Bố biết bẻ cứng thành mềm(3), Chu Gia
cung vì việc ấy mà nổi tiếng ở đời. Quý Bố được mời ra yết kiến, Bố tạ tội,
nhà vua cho làm lang trung.
Trong thời Hiếu Văn, Bố làm lang trung tướng. Thiền Vu có lần đưa thư
làm nhục Lữ Hậu, lời lẽ thô tục. Lữ Hậu cả giận, cho mời các tướng để bàn.
Thượng tướng quân Phàn Khoái nói:
- Thần xin được mười vạn quân, tung hoành ở đất Hung Nô.
Các tướng đều phụ họa theo ý của Lữ Hậu, nói:
- Phải.
Quý Bố nói:
- Phàn Khoái đáng chém! Cao Đế cầm quân hơn bốn mươi vạn, còn bị
nguy khốn ở Bình Hành; nay với mươi vạn quân, Khoái làm sao có thể
tung hoành ở đất Hung Nô được? Thế là nói dối trước mặt thái hậu. Vả
chăng, Tần gây sự với quân Hồ thì bọn Trần Thắng nổi lên, đến nay vết
thương vẫn chưa lành. Khoái lại xu nịnh trước mặt thái hậu muốn làm thiên
hạ rung động.
Nhũng người trên điện lúc bấy giờ đều sợ. Thái hậu bãi triều. Sau đó không
bàn đền việc đánh Hung Nô nữa.
Quý Bố làm thái thú ở Hà Đông. Thời Hiếu Văn, có người nói ông là người
hiền. Hiếu Văn cho mời vào muốn cho làm Ngự sử đại phu. Lại có người
nói ông ta mạnh mẽ, khi đã say thì bướng bỉnh khó gần. Quý Bố đến, ểơ tại
nhà khách xá một tháng, bị bãi chức. Quý Bố nhân đấy tiến lên nói:
- Thần không có công lao. Trộm được bệ hạ thương đến, chờ tội ở Hà