Ngô ẩn náu tại nhà Viên Tư, xem Viên Tư như bậc anh, xem bọn Quán
Phu, Tịch Phúc(5) như em. Có lần làm trung tư mã, trung úy Chất Đô
không dám không lấy lễ đối xử. Những người trẻ tuổi thường lợi dụng cái
tên của Tâm để hành sự. Lúc bấy giờ Quý Tâm và Bố nổi tiếng ở Quan
Trung, một người về dũng cảm, một người về tín cẩn trong ngôn ngữ(6).
Cậu của Quý Bố là Đình Công làm tướng Sở. Đình Công theo Hạng Vũ
đuổi đánh và làm khốn quẫn Cao Tổ ở phía Tây Bành Thành. Binh khí
ngắn chạm nhau, Cao Tổ nguy cấp quay lại nói với Đình Công:
- Hai người hiền sao lại làm khốn nhục nhau?
Đình Công bèn dẫn quân về. Hán Vương nhờ vậy được thoát. Đến khi
Hạng Vương bị diệt, Đình Công yết kiến Cao Tổ. Cao Tổ đem Đình Công
ra răn trong quân, nói:
- Đình Công làm tôi Hạng Vương mà bất trung, người làm cho Hạng
Vương mất thiện hạ là Đình Công!
Bèn chém Đình Công, nói:
- Khiến chỏ kẻ làm tôi đời sau chớ bắt chước Đình Công.
2. Loan Bố là người Lương. Khi Lương Vương là Bành Việt còn làm người
dân; thường chơi với Bố cùng khốn qua Tề làm thuê ở nhà bán rượu. Được
mấy năm, Bành Việt bỏ đi đến đầm Cự Dã làm cướp, còn Bố thì bị người ta
cướp bán làm nô ở đất Yên. Bố trả thù cho chủ nhà mình, tướng Yên là
Tang Đồ cho làm đô úy. Về sau, Tang Đồ làm Yên Vương, cho Bố làm
tướng. Đến khi Tang Đồ làm phản, Hán đánh Yên bắt Bố làm tù binh.
Lương Vương là Bành Việt nghe vậy, nói với nhà vua, xin chuộc Bố làm
đại phu ở Lương.
Bành Việt sai Bố đi sứ ở Tề. Bố chưa về thì Hán cho gọi Bành Việt buộc tội
mưu phản giết ba họ. Sau đó bêu đầu Bành Việt ở dưới thành Lạc Dương:
Lời chiếu nói: “Ai cả gan thu liệm hay xem thì bắt ngay”
Bố ở Tề về báo công việc ở dưới đầu Bành Việt, cúng và khóc. Bọn thư lại
bắt Bố báo lên. Nhà vua gọi Bố đến mắng:
- Mày theo Bành Việt làm phản phải không? Ta cấm không ai được khâm
liệm, mày một mình cúng hắn mà khóc, rõ ràng là mày theo Việt làm phản.
Giục dem nấu. Lúc đang đưa Bố đến vạc nước sôi. Bố quay lại nói: