Đông, bệ hạ vô cớ gọi thần, chắc là có người lừa dối bệ hạ về thần. Nay
thần đến, không được làm việc gì lại bãi miễn mà về. Điều này chắc là có
người gian thần. Bệ hạ vì một người khe mà gọi thần đến, lại vì một người
chê mà cho thần đi, thần sợ những người có kiến thức trong thiên hạ nghe
thế có thể dò biết bệ hạ là người như thế nào.
Nhà vua im lặng, thẹn. Một hồi lâu, nói:
- Hà Đông là quận gần kinh đô của trẫm, cho nên riêng triệu nhà ngươi về
đó thôi.
Bố từ giã về nơi làm quan cũ.
Tào Khâu Sinh người nước Sở là biện sĩ, mấy lần mượn quyền thế của
những người sang để kiếm tiền, thờ bọn quý nhân Triệu Đồng(4) chơi thân
với Đậu Trưởng Quân. Quý Bố nghe thấy thế gửi thư can Đậu Trưởng
Quân:
- Tôi nghe nói Tào Khâu Sinh không phải là bậc trưởng giả, ông chớ chơi
với hắn.
Đến khi Tào Khâu Sinh về, muốn được thư tiến cử của Đậu Trưởng Quân
để ra mắt Quý Bố. Đậu Trưởng Quân nói:
- Quý tướng quân không thích túc hạ, túc hạ chớ có đến!
Tào Khâu cứ một mực xin cho được thư rồi đi. Tào Khâu cho người mang
thư đến trước. Quả nhiên Quý Bố cả giận, đợi Tào Khâu. Tào Khâu đến
liền vái chào Quý Bố, nói:
- Ngạn ngữ nước Sở nói: “Được trăm cân vàng không bằng một lời ừ của
Quý Bố. Túc hạ làm sao được cái tiếng ấy ở giữa miền Lương, Sở? Vả
chăng tôi là người Sở, túc hạ cũng là người Sở, tôi nêu cao cái danh của túc
hạ ở trong thiên hạ, chẳng lẽ không có công lao gì sao? Tại sao túc hạ cự
tuyệt tôi gay gắt đến thế?
Quý Bố bèn vì vậy rất vui lòng, giữ lại mấy tháng làm thượng khách, dùng
hậu lễ để tiễn. Sở dĩ danh tiếng Quý Bố càng nổi là do Tào Khâu Sinh
truyền bá vậy.
Em trai Quý Bố là Quý Tâm nổi tiếng dũng cảm nhất Quan Trung, đối đãi
với người ta rất cung kính, cẩn thận, tính nghĩa hiệp, trong vòng mấy ngàn
dặm, kẻ sĩ đều tranh nhau chết cho ông ta. Có lần giết người, trốn đến đất